Người hiến máu được xét nghiệm những gì?

07:51 - 30/05/2020 Lượt xem: 2314

Nhiều người vẫn còn ngại ngần về việc hiến máu có thể gây tổn hại. Sự thật không phải như vậy. Thậm chí, hiến máu còn được xem là một cơ hội giúp sức khỏe được tăng cường tốt hơn và người bệnh còn được thực hiện một số xét nghiệm miễn phí cho mình. […]

Nhiều người vẫn còn ngại ngần về việc hiến máu có thể gây tổn hại. Sự thật không phải như vậy. Thậm chí, hiến máu còn được xem là một cơ hội giúp sức khỏe được tăng cường tốt hơn và người bệnh còn được thực hiện một số xét nghiệm miễn phí cho mình.

1. Hiến máu là gì?

Cho đến nay, máu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Nói cách khác, khi bệnh nhân thiếu máu quá nặng, nguồn máu được bồi hoàn vào là hoàn toàn từ người hiến máu. Chính vì thế, hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng, là việc ý nghĩa thiết thực nhất mà một người có thể làm để giúp ích cho người khác.

Hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu. Máu gồm có huyết tương, chiếm 55% thể tích máu và các tế bào máu, chiếm 45% còn lại. Các tế bào máu gồm có hồng cầu, chiếm số lượng nhiều nhất, kế tiếp là bạch cầu và tiểu cầu. Đời sống của hồng cầu là khoảng 90 ngày, là dài nhất trong các tế bào máu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để một hồng cầu sinh ra; thực hiện chức năng và bị tiêu hủy trong gan, lách.

người hiến máu

Nói một cách khác, mọi hồng cầu lưu hành trong máu đều lần lượt được tủy xương sinh ra và được thay thế đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Vậy nên, khi cho đi một phần lượng máu rất nhỏ trong cơ thể, đối với bản thân không gây ảnh hưởng gì, nhưng đối với người nhận lại là một “nguồn sống” mới.

Ngoài ra, các thành phần của máu cũng được sử dụng sau khi hiến như hiến tiểu cầu, hiến huyết tương… Tuy nhiên, số lượng các trường hợp cần hiến hồng cầu vẫn chiếm chủ yếu.

2. Người hiến máu được xét nghiệm những gì?

Khám sức khỏe trước khi đi hiến máu là một điều bắt buộc ở mỗi cá nhân. Nếu bạn được chấp nhận hiến máu chứng tỏ bạn có sức khỏe về mặt cơ bản là bình thường. Tuy nhiên, máu sau khi được lấy ra, trước khi được sử dụng để truyền cho người khác; mọi đơn vị máu đều phải được xét nghiệm nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm thông thường. Nếu phát hiện thấy bất thường, túi máu đó sẽ bị loại ra. Các kết quả của những xét nghiệm này sẽ được thông báo bảo mật với người hiến máu.

Sau đây là một số xét nghiệm khi hiến máu mà người đi hiến cần biết cũng như hiểu về những quyền lợi của mình được nhận:

    • Xác định nhóm máu theo hệ ABO (gồm có nhóm máu O, A; B và AB) và nhóm máu theo hệ Rh (gồm có nhóm máu Rh dương và Rh âm)
    • Sàng lọc các kháng thể bất thường của các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran.
    • Kiểm tra sự hiện diện của kháng nguyên và kháng thể chống virus HIV-1 và HIV-2.
    • Kiểm tra sự hiện diện của các kháng nguyên của virus viêm gan B và kháng thể chống virus viêm gan C
    • Kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể chống các bệnh lý truyền nhiễm khác như giang mai; sốt rét và CMV (Cytomegalovirus).

người hiến máu

3. Bộ Y tế có những chủ trương gì mới về quà tặng dành cho người hiến máu tình nguyện?

Theo Thông tư 20/2018/TT-BYT có hiệu lực từ 1/11/2018,người hiến máu tình nguyện còn có thêm lựa chọn là nhận quà tặng bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Theo quy định hiện hành, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là các dịch vụ y tế được Bộ Y tế phê duyệt bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh; chỉ định điều trị, các kỹ thuật chuyên môn để điều trị, thuốc, chăm sóc, phục hồi chức năng,….

Người hiến máu đều là người khỏe mạnh, do vậy các dịch vụ y tế được mong đợi; thuận tiện cung cấp là gói các xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng.

Theo quy định, giá trị các loại quà tặng tương ứng với thể tích máu hiến. Như vậy người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể được nhận gói quà xét nghiệm có giá trị lần lượt là 100.000 đồng (đối với đơn vị máu hiến có thể tích 250ml), 150.000 đồng (đối với đơn vị máu hiến có thể tích 350ml), 180.000 đồng (đối với đơn vị máu hiến có thể tích 450ml).

Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu (hiến tiểu cầu, hiến bạch cầu,…) có thể lựa chọn nhận gói quà xét nghiệm có giá trị 150.000 đồng, 200.000 đồng hoặc 250.000 đồng (tương ứng với thể tích đơn vị chế phẩm máu hiến tặng).

Minh họa một số gói xét nghiệm dành cho người hiến máu thể tích 350 ml

Nói một cách khác, đi hiến máu là một cơ hội để được xét nghiệm máu, kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Theo đó, người đi hiến máu sẽ biết được mình thuộc nhóm máu gì, mình có mắc các bệnh truyền nhiễm nào hay không. Kết quả được giữ kín và sẽ thông báo trực tiếp cho người hiến. Không ít một số trường hợp đã được phát hiện ra bệnh; được tư vấn miễn phí và điều trị sớm nhờ đã từng đi hiến máu.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang