googleb578e89369db4e48.html

Nguy cơ khi mang thai lại với người có vết mổ cũ là gì?

15:56 - 24/11/2023 Lượt xem: 380 Tác giả: Thu Hoàng

1. Vết mổ cũ là gì?

Là vết mổ nằm trên tử cung như:

Vết mổ lấy thai cũ

Vết mổ xén góc tử cung

Vết mổ trên thân tử cung vì những lý do khác như thủng tử cung trong khi nạo thai, phẫu thuật tạo hình tử cung.

Không gọi là vết mổ cũ khi vết mổ không nằm trên tử cung mà mổ vì lý do như mổ ruột thừa, mổ thai ngoài tử cung, mổ u nang buồng trứng…

2. Những nguy cơ khi mang thai lần sau với vết mổ cũ là gì?

Thai bám vết mổ cũ:

Đối với những thai phụ đã từng sinh mổ hoặc phẫu thuật vùng tử cung sẽ có vết sẹo, và thai làm tổ trong vết sẹo mổ trên cơ tử cung, chủ yếu là sẹo mổ lấy thai, xuất độ 1/1800 – 1/2500 tổng số sinh. Cần phải chấm dứt thai kì ngay khi phát hiện thai bám ở vết sẹo mổ lấy thai.

vết mổ cũ

Nhau cài răng lược:

Những trường hợp rau tiền đạo, rau bám thấp mặt trước ở những thai phụ có vết mổ cũ thì nguy cơ nhau cài răng lược rất cao. Đối với những trường hợp này khi sinh phải mổ, tăng nguy cơ phải cắt tử cung, truyền máu. Đôi khi tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột…do bánh nhau xâm lấn vào những cơ quan này. Trong trường hợp nhau cài răng lược thể percreta (bánh rau xâm lấn xuyên qua cơ tử cung, và lớp thanh mạc tử cung, có thể xâm lấn sang các cơ quan lân cận như bàng quang,..) mổ khó, nguy cơ băng huyết nhanh, nguy cơ tử vong mẹ cao.

vết mổ cũ

Nứt vết mổ cũ:

Là một tai biến sản khoa, tai biến này tăng lên trên thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong vòng < 18 tháng kể từ lúc sinh. Nứt vết mổ cũ trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Nguy cơ cho bé:

Trường hợp những phụ nữ được mổ < 37 tuần, trẻ có thể sẽ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém, bong võng mạc mắt, chậm phát triển về mặt trí tuệ, thể chất của trẻ.

3. Có vết mổ cũ khi mang thai bạn cần phải làm gì?

vết mổ cũ

Giữ kỹ giấy xuất viện của lần mổ trước, luôn mang theo khi đi khám thai, biết được lý do mổ là gì, thời gian từ lúc mổ đến nay là bao nhiêu ngày sau mổ, có nhiễm trùng trong thời gian hậu phẫu không…

Chú ý các dấu hiệu đau vết mổ cũ: Đau ngang trên xương mu, sau vùng vết mổ, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này là có nguy cơ nứt vết mổ cũ, cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Dinh dưỡng: ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu, tránh táo bón. Uống nhiều nước: 1,5-2 lít/ngày.

Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Ngủ đủ 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa.

Tắm rửa vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày.

4. Một số điều cần lưu ý

Để tránh thai ngay sau lần mổ đầu tiên bạn nên lưu ý vấn đề ngừa thai, từ năm thứ 2 trở lên bạn hãy có thai lại.

Khi đã mổ 2 lần và có đủ con thì không nên sinh nữa, cần có biện pháp ngừa thai.

Với những người sinh mổ lần 3 thì sau khi sinh nên triệt sản.

Không nên để tử cung mang vết mổ phải thử thách nhiều lần vì tính mạng của bạn.

Để được tư vấn chính xác nhất giúp cho thai kỳ khỏe mạnh các mẹ bầu có thể đặt lịch khám theo dõi và khảo sát thai kỳ tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

 

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV