googleb578e89369db4e48.html

Nguy cơ và tai biến khi chụp HSG là gì?

03:30 - 01/09/2020 Lượt xem: 1593

Chụp tử cung vòi trứng có cản quang Hysterosalpingogram (HSG) dùng để kiểm tra sự thông thoáng của buồng tử cung và 2 vòi trứng. Trong quá trình chụp, chất nhuộm (chất cản quang) được đưa vào làm đầy tử cung và ống dẫn trứng qua một ống nhỏ mỏng. Ống đó được đưa qua âm đạo và […]

Chụp tử cung vòi trứng có cản quang Hysterosalpingogram (HSG) dùng để kiểm tra sự thông thoáng của buồng tử cung và 2 vòi trứng. Trong quá trình chụp, chất nhuộm (chất cản quang) được đưa vào làm đầy tử cung và ống dẫn trứng qua một ống nhỏ mỏng. Ống đó được đưa qua âm đạo và vào tử cung. Bởi vì tử cung và ống dẫn trứng được nối với nhau, chất cản quang sẽ chảy vào ống dẫn trứng. Các hình ảnh có thể hiển thị cho biết tử cung hoặc ống dẫn trứng của bạn có bất cứ tổn thương hay cản trở nào không.

1. Mục đích của việc chụp tử cung vòi trứng

Phương pháp này thường được thực hiện cho một phụ nữ mong con, hiếm muộn. Nhờ chụp cản quang, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện ống dẫn trứng có bị tắc nghẽn hay không và những vấn đề viêm nhiễm có thể gây sẹo ở các ống dẫn trứng.

Chụp tử cung và vòi trứng cũng giúp phát hiện các vấn đề trong tử cung, chẳng hạn như hình dạng hoặc cấu trúc bất thường. Phương pháp chụp cản quang tử cung vòi trứng này cũng có thể phát hiện một tổn thương, khối u, u xơ, hoặc một vật lạ trong tử cung. Các vấn đề này có thể gây ra đau bụng trong kì “đèn đỏ” của chị em hoặc gây sảy thai liên tiếp.

2. Những lưu ý khi đi chụp tử cung vòi trứng

Bạn nên đi khám trong ngày thứ 2 đến thứ 5( không quan hệ) sau khi sạch kinh hoặc trước ngày rụng trứng. Tại sao lại thực hiện thời điểm này? Vì để tránh trường hợp ảnh hưởng của tia X nếu bạn mang thai giai đoạn sớm. Bạn nên mang theo băng vệ sinh tránh sự rò rỉ của dung dịch cản quang.

Khi chuẩn bị chụp cản quang tử cung và vòi trứng, bạn cần thông báo với bác sĩ những vấn đề như:

      • Đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
      • Nhiễm trùng vùng chậu, hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục chẳng hạn như bệnh lậu; chlamydia, sùi mào gà…
      • Đang điều trị bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh thận…

3. Chụp HSG có khó chịu không?

HSG có thể gây ra những cơn co thắt nhẹ hoặc vừa của tử cung trong 5 đến 10 phút. Tuy nhiên, có một vài người có thể kéo dài đến vài giờ. Các triệu chứng trên có thể giảm nhiều nếu dùng thuốc chống co thắt khi hành kinh. Bệnh nhân nên đi cùng người nhà để hỗ trợ ra về sau khi chụp hình.

4. Nguy cơ và tai biến của HSG là gì?

HSG thường khá an toàn với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, cũng có 1 vài bất thường được ghi nhận, chiếm ít hơn 1%. Cụ thể như sau:

      • Nhiễm trùng: Nghiêm trọng nhất là viêm vùng chậu. Nguy cơ này thường xảy ra khi người phụ nữ đã bị viêm vòi trứng trước đó. Trong những trường hợp này, nhiễm trùng có thể làm tổn thương 2 vòi trứng và cần phải cắt bỏ chúng. Bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy đau tăng dần và kèm theo sốt sau 1 đến 2 ngày chụp HSG.
      • Ngất, choáng váng: Đây là tình trạng hiếm gặp sau khi làm thủ thuật.
      • Phơi nhiễm tia xạ: Cường độ tia xạ trong HSG rất thấp, và không có bằng chứng chụp HSG sẽ gây ra bệnh tật hoặc ảnh hưởng đến việc mang thai sau đó vài tháng. Nếu nghi ngờ mang thai thì không chụp tiến hành chụp HSG.
      • Dị ứng với Iodine: Đây là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, phụ nữ có thể dị ứng với thành phần cản quang iodine được dùng trong HSG. Bệnh nhân nên báo với bác sĩ tình trạng dị ứng của mình với iodine, chất cản quang đường tĩnh mạch, với đồ biển… Những người có cơ địa dị ứng như trên nên chụp HSG không chứa chất cản quang iodine. Nếu bệnh nhân đã từng nổi mẩn đỏ, ngứa, hoặc sưng viêm sau thủ thuật nên liên hệ ngay với bác sĩ.
      • Xuất huyết: Thường xảy ra 1 đến 2 ngày sau khi chụp. Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ nếu bị xuất huyết nhiều sau HSG.

Khảo sát HSG chỉ giúp quan sát được bên trong tử cung và các ống dẫn trứng. Để đánh giá các bất thường ở buồng trứng, thành tử cung và các cấu trúc khác ở vùng chậu thì cần phải khảo sát siêu âm hoặc chụp Cộng hưởng từ (CHT). Các vấn đề vô sinh do các nguyên nhân khác không thể đánh giá bằng khảo sát HSG. Để đăng ký khám sản phụ khoa, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý