Nguyên nhân bà bầu bị tăng huyết áp
01:31 - 05/04/2020 Lượt xem: 921
Cao huyết áp ở bà bầu thường gặp ở những mẹ bầu trên 35 tuổi, béo phì, bị tiểu đường thai kì hay đã có tiền sử bị tăng huyết áp. Vậy nguyên nhân gây tăng huyết áp ở bà bầu là gì ? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về vấn […]
Cao huyết áp ở bà bầu thường gặp ở những mẹ bầu trên 35 tuổi, béo phì, bị tiểu đường thai kì hay đã có tiền sử bị tăng huyết áp. Vậy nguyên nhân gây tăng huyết áp ở bà bầu là gì ? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về vấn đề này nhé !
1. Tăng huyết áp gồm mấy loại ?
Tăng huyết áp chia thành 2 loại là tăng huyết áp nguyên phát (huyết áp tăng do áp lực tuần hoàn động mạch tăng cao) và tăng huyết áp thứ phát (huyết áp tăng do một vấn đề y tế). Trong đó, tăng huyết áp nguyên phát là trường hợp hay xảy ra nhất.
Tăng huyết áp thường gây áp lực cho tim nên có thể dẫn đến bệnh tim, bệnh mạch vành. Ngoài ra, cao huyết áp khi mang thai có thể gây giảm lưu lượng máu đến rau thai; sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng ít hơn cho thai nhi phát triển; đưa đến các nguy cơ như thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu… Bản thân mẹ bầu tổn thương thận cũng như các cơ quan khác và có nguy cơ dẫn đến chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân bà bầu bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp chưa có nguyên nhân)
Tăng huyết áp vô căn chiếm 3-5% trong tổng số phụ nữ mang thai và có xu hướng ngày càng tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn hơn. Nếu các mẹ được kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên nếu tăng huyết áp vô căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110 mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46% và cũng tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.
Tăng huyết áp do thai nghén
Hiện tượng này thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có số đo huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường và không kèm theo protein niệu và các dấu hiệu của tiền sản giật. Tăng huyết áp thai nghén chiếm 6-7% tổng số phụ nữ mang thai và bệnh sẽ tự động khỏi khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15-26%. Nếu tăng huyết áp xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ chỉ còn 10%.
Tăng huyết áp do tiền sản giật
Tiền sản giật là một tai biến sản khoa thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi bị tiền sản giật, mẹ bầu sẽ có các triệu chứng như phù nề tay chân và vùng mặt, huyết áp tăng cao, xuất hiện protein trong nước tiểu. Khi xuất hiện các triệu chứng này; mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để xử trí kịp thời bởi tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra, chứng cao huyết áp còn do một số nguyên nhân sau:
- Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).
- Tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp.
- Mẹ bầu béo phì, tiểu đường thai kỳ, viêm thận mãn tính, trước khi mang thai đã bị cao huyết áp.
- Bà bầu bầu mang song thai, đa thai.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không tốt; bà bầu bị thiếu máu trầm trọng cũng dễ dẫn đến cao huyết áp.
- Bà bầu bị đa ối, dư ối.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường.
3. Biểu hiện cao huyết áp trong thai kỳ
Tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ với một số triệu chứng chính như sau:
- Phù:
Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Thai phụ cảm thấy vùng da mềm, ấn lõm, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết (khác với phù sinh lý: phù nhẹ, thường ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì phù giảm rõ).
- Tăng cân nhanh:
Thể tích dịch cơ thể tăng lên do chức năng thận suy giảm; hơn nữa thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn.
- Tiền sản giật nhẹ:
Khi huyết áp tâm trương dao động từ 90 – 110 mmHg kèm theo dấu hiệu đạm trong nước tiểu (xét nghiệm ở mức 0,3g/L) thì được gọi là tiền sản giật nhẹ;
- Tiền sản giật nguy kịch:
Nếu thai phụ có huyết áp tâm trương tăng ≥ 110 mmHg và lượng đạm trong nước tiểu khoảng từ 1g/L kèm theo đau đầu, hoa mắt, đau ở vùng thượng vị, thì nhiều khả năng đây là tiền sản giật nặng. Lúc này, mẹ bầu cần được đưa đi cấp cứu kịp thời, tránh để chuyển thành sản giật, đe dọa tính mạng của hai mẹ con.
4. Những cách giúp bà bầu ổn định huyết áp
Để duy trì tình trạng ổn định huyết áp cho bà bầu, kiểm soát tốt các bệnh về huyết áp, mẹ bầu cần phải
- Chế độ ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya, lao động nặng
- Ăn uống đủ chất và đặc biệt bổ sung thêm nhiều sắt
- Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên, hạn chế xúc động và stress.
- Khám định kỳ đều đặn để theo dõi sát sao tình trạng của mẹ và thai nhi.
- Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.