googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân gây suy giáp – Có thể bạn chưa biết

03:54 - 20/05/2020 Lượt xem: 397

Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormone tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm. Bệnh thường gặp ở phụ […]

Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormone tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%, trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%. Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7,5% phụ nữ và 3% ở nam giới, tăng dần theo tuổi. suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.

1. Nguyên nhân gây suy giáp

Nguyên nhân ở vùng dưới đồi tuyến yên

Gây suy giáp do giảm tiết TSH

nguyên nhân suy giáp
Nguyên nhân gây suy giáp do giảm tiết TSH
      • Khối u gây tổn thương tuyến yên.
      • Hoại tử tuyến yên do mất máu nặng sau đẻ ( hội chứng Sheehan)
      • Do phẫu thuật, chiếu tia xạ vào tuyến yên.
      • Tổn thương vùng dưới đồi làm giảm tiết TSH.

Hội chứng suy giáp trong trường hợp này thường phối hợp với suy thượng thận, suy sinh dục; có thể kèm theo các dấu hiệu chèn ép nếu nguyên nhân U.

Nguyên nhân tại tuyến giáp

      • Không có tuyến giáp, tuyến giáp không phát triển trong thời kỳ bào thai hoặc tuyến giáp lạc chỗ.
      • Teo tuyến giáp chưa rõ nguyên nhân, có thể do nguyên nhân tự miễn: là nguyên nhân gặp ở phụ nữ có tuổi.
      • Sau điều trị phẫu thuật tuyến giáp, điều trị bằng iod phóng xạ; sau điều trị một số bệnh bằng chiếu xạ vùng cổ.
      • Do một số rối loạn bẩm sinh trong quá trình tổng hợp hormon giáp, ví dụ thiếu men peroxydase.
      • Quá tải iod sau dùng một số thuốc và các chế phẩm có chứa nhiều iod ( cordarone, chất cản quan có iod…)
      • Sau dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.
      • Thiếu iod do nguồn cung cấp iod từ thức ăn, nước uống không đủ: nướu cổ địa phương.
      • Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto.

2. Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

  Khám tư vấn tìm nguyên nhân gây bệnh suy giáp
      • Bạn gặp rắc rối trong thời gian sau kinh nguyệt: khi nửa thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn; trứng đã thụ tinh không thể cấy an toàn và phải rời khỏi cơ thể bạn khi kinh nguyệt xảy ra (đây còn gọi là hiện tượng sẩy thai rất sớm) và thường bị nhầm lẫn là một chu kì bình thường.
      • Cơ thể bạn có nồng độ hormone kích thích tiết sữa cao: mức độ tăng lên của hormone phóng thích tuyến giáp và mức độ thấp của thyroxine sẽ dẫn đến sự rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng.
      • Bạn bị mất cân bằng hormone khác: Việc giảm hormone sinh dục globulin; tăng hormone nữ estrogen và thiếu progesterone sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone thích hợp để sinh sản.

Nếu nồng độ hormone của bạn quá thấp, bạn có thể bị suy giáp và không thể rụng trứng như bình thường. Nếu rơi vào tình huống này, bạn hãy nạp vào vừa đủ lượng hormone thyroxine mà bạn thiếu để có thể khôi phục lại khả năng sinh sản.

Nếu bạn biết mình bị suy giáp hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bạn có nên có con hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp để đảm bảo rằng chúng ổn định trước khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai. Khi cơ thể bạn không phóng thích trứng/rụng trứng sẽ làm cho bạn không thể mang thai.

3. Một vài lưu ý khi bạn có dự định mang thai

      • Nếu nồng độ hormone tuyến giáp của bạn quá thấp; bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị thay thế hormone thyroxine mà bạn đang thiếu và kê toa để bạn nạp được lượng hormone cần thiết trước khi bắt đầu có con.
      • Một khi đã thụ thai, bạn sẽ cần có đủ thyroxine để giúp cơ thể thích ứng với mọi thay đổi khi mang thai. Việc phát triển trí não của bé cũng rất cần các hormone này; vì vậy điều quan trọng là mức độ hormone mà bạn nạp vào là chính xác.
      • Nếu bạn bị ốm nghén nặng, hãy thay đổi thời gian uống thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tư vấn thêm.
      • Bạn cần làm xét nghiệm hormone tuyến giáp 4 tuần một lần trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ; sau đó một lần nữa lúc vào lúc thai được 16 tuần và 28 tuần.
      • Bạn luôn có thể nhờ bác sĩ thực hiện các xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nếu nồng độ thyroxine của bạn không ổn định, bạn nên tìm đến một chuyên gia. Việc chăm sóc kĩ lưỡng sẽ giúp bạn có thai và sinh con khỏe mạnh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đến với phòng khám các sản phụ sẽ được siêu âm sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp. Việc phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp sẽ hỗ trợ cho công tác điều trị tốt hơn từ đó giảm được các biến chứng lên mẹ và thai nhi.
Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV