googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

09:40 - 02/04/2022 Lượt xem: 695 Tác giả: Thanh Nga

Suy hô hấp là một hội chứng rất hay gặp ở thời kì sơ sinh, nhất là trong những ngày đầu sau, trong thời gian trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài. Trẻ đẻ non dễ bị suy hô hấp hơn trẻ đủ tháng

1. Định nghĩa suy hô hấp

Hội chứng này nói lên sự không thích nghi của bộ máy hô hấp, có thể xuất hiện ngay sau khi đẻ hoặc sau một thời gian trẻ thở bình thường vài giờ hoặc vài ngày. Do đó phải theo dõi nhịp thở của trẻ ít nhất là trong 7 ngày sau đẻ để kịp thời phát hiện mọi hiện tượng bất thường.

Bình thường trẻ sơ sinh thở 40-60 lần/phút

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là đẻ non hay có những cơn ngừng thở ngắn < 15 giây, nếu cơn ngừng thở kéo dài > 15 giây, tái diễn dễ dẫn đến suy hô hấp.

Chức năng hô hấp được đánh giá bằng chỉ số Sliverman, dựa vào 5 triệu chứng lâm sàng:

  • Tổng số điểm dưới 3: Trẻ không suy hô hấp
  • Từ 3-5: Suy hô hấp nhẹ
  • Trên 5: Suy hô hấp nặng

2. Nguyên nhân suy hô hấp

Do tắc đường hô hấp trên

  • Tắc lỗ mũi sau
  • Thông thực quản-khí quản
  • Hội chứng Pierre – Robin: lưỡi không có phanh nên dễ bị tụt ra sau ở tư thế nằm ngửa gây tắc đường hô hấp trên.
  • Polyp họng
  • Hẹp thanh quản do phù nề, mềm sụn thanh quản.

Nguyên nhân tại phổi

  • Dị dạng tại phổi như kén phổi bẩm sinh, teo phổi, ứ khí phổi
  • Phổi non
  • Hội chứng hít nước ối phân su
  • Bệnh màng trong
  • Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi
  • Nhiễm trùng phổi
  • Xẹp phổi
  • Tràn khí màng phổi, trung thất
  • Xuất huyết phổi

Do tim bẩm sinh

  • Chuyển gốc các động mạch lớn
  • Thiểu năng thất trái
  • Hẹp động mạch chủ
  • Fallot 4, đặc biệt có thiểu năng thất trái

Bất thường của lồng ngực: Porak Durant

Bất thường của cơ hô hấp

  • Thoát vị hoành
  • Hội chứng Werdnig-Hofman: bệnh có tính chất gia đình và di truyền. Thiểu năng tế bào vận động của não gây giảm trương lực cơ toàn bộ, bào thai cử động ít, trẻ khóc không thành tiếng, bú kém, ít vận động sau đẻ.
  • Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát do tổn thương thần kinh cơ, giảm tiết acetylcholine: trẻ đẻ ra khóc yếu, khó bú, dễ bị sặc, dễ bị suy hô hấp…

 Bệnh về máu

  • Thiếu máu do huyết tán (bất đồng nhóm máu mẹ-con), xuất huyết
  • Bệnh đa hồng cầu
  • Rối loạn đông máu

Do não

  • Phù não
  • Xuất huyết não
  • Chấn thương não
  • Viêm não-màng não
  • Thuốc an thần, thuốc mê dùng cho mẹ trước đẻ

suy hô hấp ở trẻ em

Rối loạn chuyển hóa

  • Toan máu
  • Hạ đường huyết
  • Hạ calci huyết

3. Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Đa phần các triệu chứng của hội chứng suy hô hấp sơ sinh có thể phát hiện được ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cũng có thể xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau khi sinh. Những triệu chứng thường gặp là:

  • Nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc chậm dưới 40 lần/phút
  • Trẻ khó thở dữ dội, đột ngột, sau đó nhịp thở tăng nhanh 
  • Cánh mũi trẻ phập phồng, phát ra tiếng rên khi thở ra
  • Hiện tượng co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, xương ức lõm xuống
  • Tím tái toàn thân, tim đập nhanh do thiếu oxy trầm trọng
  • Thở khò khè do ngạt thở
  • Đổ nhiều mồ hôi.

Bệnh nhân suy hô hấp cấp nếu không được chăm sóc kịp thời, tình trạng này có thể khiến lượng khí carbon dioxide trong máu tăng lên, dẫn đến tổn thương cho bé.

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là sinh non. Do đó, để ngăn ngừa căn bệnh, cách tốt nhất là thai phụ nên cố gắng sinh con đủ tháng, giảm nguy cơ sinh sớm bằng việc duy trì các thói quen tốt, tránh các tác động xấu, chẳng hạn như không uống rượu, hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai.

Trong trường hợp nếu buộc phải sinh sớm, bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ dùng thuốc để khiến phổi của bé phát triển nhanh hơn, nhằm tăng khả năng sản xuất chất hoạt động, tạo tính bề mặt cho phổi của bé, ngăn ngừa xảy ra suy hô hấp cấp.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo ngại hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO
Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm hay không?
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được