googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B cho cơ thể

16:55 - 07/04/2022 Lượt xem: 669 Tác giả: Kim Ngân

1. Vai trò của vitamin B đối với cơ thể

Vai trò của vitamin B đối với cơ thể

Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc.

Vitamin B là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hoạt động điều hòa các phản ứng hóa học trong cơ thể của các enzyme, protein.

Vitamin B có thể giảm nguy cơ đột quỵ, đẹp da và tóc: đột quỵ là tình trạng cục máu đông ngăn dòng máu chảy vào não. Bổ sung vitamin B từ thực phẩm hoặc các loại thuốc bổ sung giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ. Vitamin B đóng một vai trò trong sự trao đổi chất và duy trì da, tóc khỏe mạnh.

2. Nguyên nhân gây thiếu vitamin B

  • Sự thiếu hụt vitamin này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:
  • Do quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm không đúng cách sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này;
  • Do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ (tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, ốm nặng, nghiện rượu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch);
  • Do giảm hấp thu (tiêu chảy kéo dài, người cao tuổi)

3. Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin

Thiếu vitamin B1

  • Sụt cân.
  • Ít hoặc không có cảm giác thèm ăn.
  • Có vấn đề trí nhớ hoặc nhầm lẫn.
  • Có vấn đề về tim.
  • Ngứa, tê ở bàn tay và bàn chân.
  • Giảm khối lượng cơ bắp.
  • Phản xạ kém.

Thiếu vitamin B2

  • Các bệnh về da.
  • Loét ở khóe miệng.
  • Sưng miệng và cổ họng.
  • Môi sưng và nứt nẻ.
  • Rụng tóc.
  • Đỏ và ngứa mắt.
  • Thiếu vitamin B2 nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu và đục thủy tinh thể. Thiếu vitamin B2 trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Thiếu vitamin B3

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B cho cơ thể

  • Da bị đổi màu thành đỏ hoặc nâu khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Các mảng da sần sùi.
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đau đầu, mệt mỏi, phiền muộn.
  • Lưỡi đỏ tươi.

Thiếu vitamin B3 (Niacin) nghiêm trọng dẫn đến bệnh Pellagra. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về trí nhớ và hành vi. Nó cũng có thể dẫn đến tử vong.

Thiếu vitamin B6

  • Thiếu máu.
  • Đóng vảy trên môi.
  • Vết nứt ở khóe miệng.
  • Sưng lưỡi.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Lo lắng, hoang mang và phiền muộn.

Thiếu vitamin B9

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B cho cơ thể

  • Các triệu chứng có thể gặp khi thiếu vitamin B9 có thể là:
  • Đau đầu.
  • Tim đập nhanh.
  • Cáu gắt.
  • Vết loét trong miệng hoặc trên lưỡi.
  • Thay đổi da, tóc hoặc móng.

Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 thường gây ra tình trạng thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Các triệu chứng thiếu vitamin B12 bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Ăn không ngon.
  • Sụt cân.
  • Táo bón.
  • Tê và ngứa ở bàn tay và bàn chân.
  • Các vấn đề về trí nhớ.

4. Phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin B cho cơ thể.

Hầu hết mọi người không cần phải dùng thêm chất bổ sung để hấp thụ đủ lượng vitamin B mà cơ thể cần. Có rất loại nhiều thực phẩm ngon có sẵn có thể bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng bạn cần, miễn là bạn duy trì chế độ ăn đầy đủ các loại thịt, ngũ cốc, trái cây và rau quả.

Đôi khi các chất bổ sung không kê đơn được sử dụng để ngăn ngừa thiếu hụt. Bổ sung vitamin chỉ nên được thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn đang mang thai hoặc trên 50 tuổi, bạn có nhiều khả năng cần phải bổ sung.

Chú ý:

Bổ sung vitamin B là biện pháp cuối cùng nếu bạn không thể nhận được vitamin B thông qua chế độ ăn uống, hoặc nếu bạn gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe bảo đảm việc sử dụng chúng. Nguy cơ bổ sung quá liều thấp hơn các chất dinh dưỡng khác vì vitamin B tan trong nước. Tuy nhiên, các chất bổ sung vẫn có thể gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng sức khỏe lâu dài hoặc tương tác với các loại thuốc bạn dùng.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị thiếu vitamin B, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Rất nhiều thực phẩm chứa vitamin B, giúp bạn dễ dàng nhận đủ lượng vitamin B từ chế độ ăn uống. Tốt nhất là bổ sung vitamin B từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Điều này giúp đảm bảo bạn hấp thụ đủ các loại vitamin B.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục