googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân khiến acid uric tăng và cách giảm acid uric máu

08:29 - 25/05/2021 Lượt xem: 504

Tăng acid uric máu xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong cơ thể. Nồng độ acid uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm tình trạng viêm khớp gọi là bệnh gút. Vậy làm thế nào để giảm acid uric trong máu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Nguyên nhân khiến acid uric tăng

Acid uric được hình thành khi phân hủy một hợp chất có tên là purin. Purin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Các thực phẩm đó bao gồm: Thịt đỏ, thịt nội tạng, đồ ăn biển, rượu, bia, nước ngọt đóng chai…

Thông thường, cơ thể tự dào thải acid uric nhờ thận thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh quá nhiều hoặc thận không thể đào thải hết; acid uric sẽ dư thừa và có thể lắng đọng ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Như vậy, có thể thấy thận bị suy giảm chức năng chính là nguyên nhân chính khiến chỉ số acid uric trong máu.

2. Những ai thường mắc phải tình trạng tăng axit uric máu?

Tình trạng tăng axit uric máu rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc phải tình trạng tăng axit uric máu đã tăng mạnh từ năm 1960. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng acid uric máu?

Bất cứ ai cũng có thể mắc tình trạng tăng acid uric máu, nhưng bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và nguy cơ tăng theo tuổi tác. Người gốc Thái Bình Dương hoặc người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.
  • Cơ thể bị phơi nhiễm chì; hoặc phơi nhiễm thuốc trừ sâu;
  • Uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt đóng chai.
  • Trong gia đình có người thân mắc bệnh gút hoặc có tiền sử bị tăng acid uric.
  • Mắc các bệnh như: Suy giáp, béo phì, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường, huyết áp cao…
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như: gan, thịt đỏ, cá cơm, cá mòi, đậu hà lan, nấm…
  • Mắc hội chứng ly giải khối u. Đây là hội chứng mà các tế bào được giải phóng nhanh do một số bệnh ung thư hoặc do hóa trị liệu cho các bệnh ung thư đó.

4. Những cách làm giảm acid uric máu

  • Cắt giảm các thực phẩm giàu purin trong thực đơn

Bạn có thể giảm acid uric bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày của mình. Các thực phẩm chứa nhiều purine đều làm gia tăng lượng axit uric trong máu khi chúng được chuyển hóa. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng chúng trong các bữa ăn.

Các thực phẩm chứa nhiều purine bao gồm:

  • Nội tạng động vật: Thận, gan, tim, ruột…
  • Các loại cá biển: Chẳng hạn như cá hồi, cá thu, cá cơm, cá trích…
  • Gà tây
  • Các loại động vật có vỏ: Hàu, sò..
  • Thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bê

Hầu hết các loại trái cây và rau quả sẽ không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ một số loại rau có nồng độ purin ở mức trung bình như Hà Lan, đậu lăng, súp lơ, rau bina và măng tây.Thay vào đó, thường xuyên sử dụng các thực phẩm sau để giữ nồng độ axit uric trong máu luôn ở mức cân bằng: Táo, quả anh đào, việt quất, cà rốt, dấu ô liu, cần tây, chuối, sữa ít béo, trà xanh, cà chua, dưa chuột.

  • Tránh ăn nhiều đường

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ nhiều fructose có thể làm tăng lượng đường trong máu, điều này khiến nồng độ axit uric tăng cao. Đường thậm chí còn làm tổn thương viêm khớp ở những bệnh nhân bị gout lâu lành.

Fructose có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nước ngọt có ga, siro ngô, soda. Thay thế chúng bằng nước lọc hay thực phẩm tươi chính là cách làm giảm nồng độ axit uric trong máu tự nhiên, an toàn cho bạn.

  • Tăng lượng nước uống trong ngày để giảm acid uric

Uống nhiều nước giúp kích thích đi tiểu nhiều, qua đó làm tăng khả năng đào thải axit uric qua thận. Hãy cố gắng giữ một chai nước bên mình mọi lúc, mọi nơi và uống nước đều đặn mỗi giờ để loại bỏ bớt hàm lượng axit uric dư thừa trong máu, đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh gout.

  • Tránh sử dụng bia rượu

Uống nhiều bia rượu không chỉ khiến cơ thể bị mất nước mà nó còn làm axit uric trong máu tiếp tục tăng cao. Lý do bởi lúc này thận phải hoạt động hết công suất để loại bỏ cồn và các chất độc hại trong bia rượu thay vì đào thải axit uric dư thừa cho cơ thể.

  • Giảm cân nếu đang bị béo phì

Bên cạnh chế độ ăn uống, việc tăng cân quá mức cũng góp phần làm tăng axit uric máu. Nguyên nhân là do tế bào mỡ tạo ra nhiều axit uric hơn tế bào cơ. Thêm vào đó, béo phì cũng làm tăng lượng mỡ trong máu và khiến thận khó lọc axit uric hơn.

Nếu bạn thừa cân, tốt nhất hãy xây dựng kế hoạch giảm cân và thực hiện càng sớm càng tốt. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn uống khoa học nhằm kiểm soát được cân nặng mà không gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.

  • Kiểm tra thuốc và các chất bổ sung bạn đang dùng

Một số loại thuốc tân dược cũng như chất bổ sung được cho là thủ phạm khiến axit uric tích tụ trong máu. Chúng bao gồm: Aspirin, vitamin B-3 (niacin), thuốc lợi tiểu thuốc, ức chế miễn dịch, thuốc hóa trị ung thư.

Nếu bạn cần dùng bất kỳ loại thuốc nào trong danh sách kể trên khi đang bị tăng axit uric máu, hãy thông báo cho bác sĩ để tìm ra một giải pháp thay thế tốt hơn.

  • Tiêu thụ giấm táo

Giấm táo có chứa axit axetic giúp tạo ra môi trường kiềm giúp hỗ trợ lưu thông máu và thanh lọc cơ thể. Điều này sẽ làm tăng khả năng phá vỡ các tinh thể axit uric. Ngoài ra, các chất trong giấm táo cũng làm giảm viêm sưng ở khớp – một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh gút.

Cách đơn giản để giảm axit uric máu với giấm táo là trộn nó với nước uống hàng ngày. Bạn lấy một muỗng giấm pha chung với 1 ly nước và uống ngay sau đó. Ngoài ra, có thể dùng giấm táo trộn salat hay thêm vào trong các món ăn khác để tận dụng được hết những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe.

  • Theo dõi nồng độ insulin trong máu

Quá nhiều insulin trong máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, béo phì, tăng axit uric. Do vậy, việc kiểm tra, theo dõi nồng độ insulin trong máu là rất quan trọng. Bạn nên thực hiện đều đặn ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường.

Một khi nồng độ insulin được cân bằng, tình trạng tăng axit uric máu cũng được kiểm soát.

  • Giảm acid uric máu bằng cách tăng chất xơ trong bữa ăn

Chất xơ ngoài công dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân còn có khả năng ổn định lượng đường huyết trong máu. Tất cả những yếu tố này đều góp phần đáng kể trong việc làm giảm axit uric máu ở bệnh nhân bị gout.

Thêm ít nhất 5 -10 gram chất xơ hòa tan vào trong thực đơn của bạn mỗi ngày. Chất xơ được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: Trái cây tươi, chuối, cà rốt, hạnh nhân, rau mồng tơi…

  • Sử dụng thuốc giảm axit uric máu theo đơn bác sĩ

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?