googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc

01:51 - 20/07/2020 Lượt xem: 1159

Nấc cụt là một phản ứng thú vị của con người, và khi còn trong bụng mẹ bé yêu đã biết đến phản xạ này. Một số bé bị nấc cụt một vài lần mỗi ngày kéo dài trong thai kỳ, nhưng cũng có một số bé chẳng bao giờ có hiện tượng nấc cụt […]

Nấc cụt là một phản ứng thú vị của con người, và khi còn trong bụng mẹ bé yêu đã biết đến phản xạ này. Một số bé bị nấc cụt một vài lần mỗi ngày kéo dài trong thai kỳ, nhưng cũng có một số bé chẳng bao giờ có hiện tượng nấc cụt cả. Và hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi các bé chào đời.

1. Nguyên nhân gây nấc ở thai nhi

      • Dây rốn quấn chặt

thai nhi bi nấc cục

Khi cổ con bị dây rốn quấn chặt sẽ làm lượng oxy bị giảm đi; nhịp tim không đều, từ đó tạo ra tiếng nấc. Đồng thời hiện tượng này còn làm thai bị nghẹt thở; có thể dẫn đến suy thai, thai lưu nhất là trong 3 tháng thai kỳ. Vì thế, nếu nhận thấy con nấc cụt với biểu hiện càng dần càng ít và con ít đạp hơn trong bụng; mẹ phải đến viện kiểm tra ngay để phòng nguy hiểm cho con.

      • Con đang tập bú

Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã rất hiếu động, các bé thường đạp; vung vẫy, có nhiều bé đã bắt đầu tập phản xạ bú mút. Tất cả các hoạt động này đều gây ra tiếng nấc. Nếu con hoạt động thường xuyên, tình trạng nấc cụt của thai nhi cũng thường xuyên hơn.

Quá trình tập bú từ trong bụng mẹ sẽ giúp con điều chỉnh được tình trạng ngăn sũa và giảm đi nguy cơ bi tắc nghẽn phổi. Thông thường, nếu mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh có vết đỏ nhỏ trên da thì chứng tỏ bé đã tập bú từ trong bụng mẹ đấy.

      • Nhịp nuốt – thở của con bị trục trặc

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tiếng nấc. Bởi con còn quá nhỏ nên hệ hô hấp vẫn chưa hoàn thiện; thai nhi không thể tự cân bằng được nhịp nuốt – thở. Khi bé nuốt hoặc thở sẽ hít vào hoặc đẩy ra nước ối tạo áp lực lên cơ hoành, gây ra tiếng nấc.

      • Con muốn chào đời

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được tiếng nấc của con. Mẹ cảm giác như tiếng giật giật hoặc tương tự như nhịp tim đang đập; biểu hiện này cũng thường bị nhầm lẫn với hiện tượng thai máy. Lúc này, hệ thần kinh của con cũng tương đối hoàn thiện; vì thế bé có thể kiểm soát được tiếng nấc của mình và biết khi nào nấc, khi nào dừng.

2. Mẹ cảm nhận được tiếng nấc của con từ khi nào ?

thai nhi bị nấc cục
Mẹ có thể cảm nhận được tiếng nấc của con ở quý 2 của thai kỳ

 

Tiếng nấc của thai nhi xuất hiện rất sớm ở tuần 9 của thai kỳ; tuy nhiên lúc này con còn quá nhỏ nên nhiều mẹ khó mà nghe thấy được.

Thông thường, các mẹ sẽ cảm nhận rõ nhất khi thai bước sang tuần 28 của thai kỳ. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy tiếng nấc của con giống như những cú giật hoặc đôi lúc như tiếng gõ rất đều. Nếu đặt tay lên bụng, mẹ sẽ cảm nhận tiếng nấc của con như nhịp tim đang đập đấy ạ.

Tùy theo cơ địa của người mẹ mà bé có thể nấc được 1 – 2 lần trong ngày; mỗi lần nấc thường kéo dài 3 – 5 phút, cũng có trường hợp lâu hơn. Nhiều mẹ sẽ thường xuyên nghe thấy con nấc nhưng ngược lại cũng có nhiều mẹ chỉ nghe được vài lần trong suốt 9 tháng thai kỳ. Mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy con nấc thông qua siêu âm.

3. Mẹ cần lưu ý gì khi bé bị nấc

      • Nên giữ tinh thần thoải mái khi trong bụng mẹ mang thai em bé bị nấc cụt bởi vì điều này không gây hại gì cho sự phát triển của bé. Bạn cũng không nhất thiết phải đi khám bác sĩ ngay nếu bé nấc nhiều, trừ khi bạn có những trục trặc sức khỏe khác.
      • Nhiều người mẹ tin rằng, bé bị nấc là khi bé đói hoặc khát nên họ cố uống nước hoặc ăn một thứ gì đó. Các chuyên gia cho rằng, điều này là không chính xác nhưng tất nhiên, bạn có thể uống, ăn nhẹ hoặc chỉ cần thư giãn để thấy tinh thần được thoải mái.
      • Nếu tần suất nấc ở bé tăng lên, bạn thử thay đổi tư thế đang nằm nghiêng bên trái thì có thể quay sang bên phải, đang ngồi làm việc thì thử đứng dậy đi lại một chút. Thay đổi tư thế ngủ khi mang thai sẽ khiến cả mẹ và bé dễ chịu hơn nên cũng giảm thiểu được cơn nấc của bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường bánh rau, dây rốn từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết