googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân mẹ bầu dễ bị chảy máu chân răng khi mang thai

15:38 - 23/09/2022 Lượt xem: 465 Tác giả: Thanh Nga

Chảy máu chân răng khi mang thai là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ thường hay than phiền. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng. Tình trạng này có thể phòng ngừa và điều trị tốt, các vấn đề về nướu, răng sẽ quay trở lại bình thường sau thời gian thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về việc chảy máu chân răng khi mang thai, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân mẹ bầu dễ bị chảy máu chân răng

  • Thay đổi lượng canxi

Chúng ta vẫn biết rằng, phụ nữ mang thai có nhu cầu canxi rất cao để nuôi dưỡng cho thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Song ở nhiều phụ nữ, dù tăng cường bổ sung canxi nhưng cung cấp cho thai nhi nên mẹ dễ bị thiếu canxi. Thiếu canxi gây ảnh hưởng đến hệ xương, trong đó cũng khiến răng trở nên xốp hơn, dễ bị sâu răng và chảy máu chân răng hơn.

  • Thay đổi Hormone

Hormone Estrogen và progesterone là có sự thay đổi nhiều nhất trong thai kỳ, dẫn tới lưu lượng máu tới nướu tăng mạnh, tình trạng viêm nướu và chảy máu chân răng cũng nghiêm trọng hơn. Những phụ nữ bị chảy máu chân răng hoặc mắc bệnh nha chu trước đó thường bị nặng hơn vào tháng thứ 7 - 8 của thai kỳ.

  • Thay đổi dinh dưỡng

Trong những tháng đầu, phụ nữ thường bị chứng ốm nghén, khó chịu hành hạ gây nôn, buồn nôn, chán ăn, thèm và ăn chua ngọt nhiều hơn bình thường,… Đây cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ sâu răng và bệnh lý răng miệng cao hơn ở phụ nữ thời kỳ mang thai.

  • Viêm nướu

Đây là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng nói chung và ở phụ nữ mang thai nói riêng. Viêm nướu do vệ sinh răng miệng không tốt, kết hợp với thay đổi hormone thai kỳ khiến vi khuẩn trong môi trường miệng sẽ phát triển và gây bệnh hơn. 

Viêm nướu ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu từ tháng thai kỳ thứ 2, nặng nhất vào tháng thứ 8 với biểu hiện là: sưng nướu, đỏ nướu, dễ chảy máu khi đụng chạm như khi ăn hoặc đánh răng.

  • Viêm nha chu

Viêm nha chu là tiến triển nặng của bệnh viêm nướu, khi tổn thương không chỉ là viêm đơn thuần mà các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng đều đang bị phá hủy. Bệnh lý này có thể khiến răng lung lay và mất răng. 

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, viêm nha chu có thể tạo ra 1 số chất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Vì thế thai phụ có triệu chứng chảy máu chân răng nên điều trị sớm, tránh tiến triển nặng là viêm nha chu.

  • Sâu răng

Sâu răng là hậu quả của nhiều yếu tố, từ vệ sinh răng miệng chưa tốt, sức khỏe răng kém khiến vi khuẩn gây phá hủy men răng. Chảy máu chân răng chỉ là 1 triệu chứng của sâu răng, cần điều trị sớm tránh áp xe chân răng.

  • Mòn răng

Trong những tháng đầu của thai kỳ, ốm nghén khiến thai phụ bị buồn nôn và nôn liên tục. Acid dịch vị dạ dày trào ngược lên có thể ăn mòn chân răng và gây phá hủy men răng, chảy máu chân răng. Để bảo vệ răng khỏi nguy cơ này, mẹ bầu nên đánh răng hoặc súc miệng sạch sau khi nôn ói.

2. Chăm sóc răng miệng ở bà bầu

Trước khi mang thai

Nếu trước khi mang thai đã bị các vấn đề răng miệng, thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai sẽ cao hơn nhiều. Do đó, phụ nữ cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai bằng cách luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt:

  • Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor.
  • Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm.
  • Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.

Trong thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống. Do đó, cần lưu ý:

  • Có thể dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong vài tháng đầu.
  • Thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, thai phụ nên cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
  • Khi khám nha khoa: Cần báo cho bác sĩ biết phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc trị sâu răng hay bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi sinh

  • Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Canxi là thành phần chính giúp răng chắc khỏe. Khi nuôi con, một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây, sử dụng viên uống bổ sung canxi để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú.
  • Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé.

Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?