googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

11:14 - 28/08/2023 Lượt xem: 588 Tác giả: Kim Ngân

 Sinh non là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sinh non sẽ có hai dạng chính đó là sinh non tự phát và sinh non do chỉ định. Có rất nhiều nguyên nhân sinh non như: do nhau thai, do mẹ có bệnh nền, nhiễm trùng, khó giữ thai, ...Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp sinh non xảy ra một cách tự nhiên mẹ bầu cần nắm được một số nguyên nhân chính để phòng ngừa một cách tối ưu.

Sinh non là gì?

nguyên nhân sinh non

Sinh non là một tai biến thai kỳ cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé 

Sinh non là trẻ được sinh ra khi mới đang ở tuần thứ 22 đến tuần 37 của thai kỳ. Thông thường một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài 9 tháng 7 ngày tương đương với 40 tuần được chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Theo các báo cáo từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc khiến trẻ gặp những khuyết tật về thần kinh, tim mạch, thị giác hoặc thính giác.

Sinh non được chia thành 4 mức độ:

  • Cực non: Em bé được sinh ra trong khoảng trước 28 tuần tuổi thai
  • Rất non: Em bé được sinh ra trong khoảng từ 28 – 31 tuần 6 ngày
  • Non trung bình: Em bé được sinh ra trong khoảng từ 32 – 33 tuần 6 ngày
  • Non muộn: Em bé được sinh ra trong khoảng 34 -36 tuần 6 ngày

Những nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý

nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý

Có rất nhiều nguyên nhân sinh non mẹ nên biết để phòng tránh 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non mà mẹ bầu cần lưu ý.

Nguyên nhân sinh non do bệnh lý từ mẹ

Mẹ bầu có các bệnh lý như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, có can thiệp phẫu thuật vùng bụng khi mang bầu, dính chấn thương vùng bụng hay lao động nặng nhọc, đặc biệt mẹ bầu bị hở eo tử cung bẩm sinh nếu không được can thiệp kịp thời thì tỷ lệ sinh non là 100%.

Tử cung của mẹ là nơi hình thành và phát triển của thai nhi do đó nếu tử cung có bất thường sẽ rất nguy hiểm. Trong quá trình mang thai nếu cổ tử cung của người mẹ bị ngắn lại bất thường thì sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ sinh non. Khi mẹ bầu được chẩn đoán cổ tử cung ngắn thì bác sĩ sẽ đề xuất khâu cổ tử cung hoặc dùng hormone để điều trị phòng ngừa nguy cơ sinh non.

Nguyên nhân sinh non do mẹ có tiểu sử sinh non, sẩy thai

Đối với các mẹ bầu đã từng có tiểu sử sinh non, lưu thai hoặc sẩy thai thì nguy cơ tái phát sinh non tăng cao từ 30%-50%. Đặc biệt những mẹ sinh con thứ 3 thì tỷ lệ sinh non lại càng tăng lên. Những mẹ bầu có tiểu sử nạo phá thai có khả năng ảnh hưởng cao đến các lần mang thai tiếp theo.

Nguyên nhân sinh non do mẹ thiếu acid folic (vitamin B9)

Nguyên nhân sinh non do thiếu acid folic

Acid folic nên được bổ sung 3 tháng trước khi mang thai 

Bổ sung đầy đủ acid folic giúp giảm thiểu lên đến 93% tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và giảm 70% tỷ lệ sinh non. Acid Folic là vi chất chính giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh về mọi mặt, giúp gia tăng số lượng hồng cầu, tăng sinh tế bào. Do đó nếu thiếu hụt acid folic thì thai nhi chậm phát triển có thể dẫn đến sinh non. 

Nguyên nhân sinh non do mẹ bị ảnh hưởng tâm lý

Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình mang thai. Nếu mẹ bầu phải đối diện với căng thẳng tâm lý kéo dài khi đó cơ thể người mẹ sẽ tiết ra cortisol và epinephrine. Đây là hai chất sẽ làm giải phóng ra hormone corticotropin đây chính là hormone kích thích chuyển dạ làm các mẹ sinh sớm hơn dự kiến.

Nguyên nhân sinh non do khoảng cách giữa các lần mang thai

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi , cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và thay đổi hormone là điều không thể tránh khỏi. Do đó để cơ thể người mẹ cần có thời gian chờ đợi để hồi phục. Thời gian tối thiểu là 18 tháng cơ thể mẹ mới hồi phục và có thể mang thai lần tiếp theo. Do đó nếu khoảng cách mang thai giữa các lần quá ngắn dẫn đến thai nhi có thể kém phát triển và bị sinh non. 

Nguyên nhân sinh non do các vấn đề của nước ối

nguyên nhân sinh non do nước ối

Nước ối có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi 

Mẹ bầu có thể bị sinh non với nguyên nhân từ nước ối: đa ối hoặc vỡ ối non.

Tình trạng đa ối hay hiểu đơn giản là dư thừa nước ối có thể làm tăng các biến chứng thai kỳ trong đó có sinh non. Để ngăn ngừa tình trạng này mẹ bầu phải thăm khám thai đầy đủ và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.

Tình trạng vỡ ối non là hiện tượng ối bị vỡ trước thời điểm chuyển dạ khi thai nhi chưa đủ 37 tuần. Sau khi vỡ ối non khoảng 1 tuần thì thường các mẹ sẽ chuyển dạ, đối với các mẹ lớn tuổi thì nguy cơ chuyển dạ càng sớm hơn. Do đó khi vỡ ối non thì các mẹ nên nhanh chóng nhập viện để được thăm khám và đưa ra chỉ định kịp thời.

Nguyên nhân sinh non do nhau thai

Có hai nguyên nhân sinh non chính do nhau thai đó là nhau bám thấp hoặc nhau bong non.

Đối với trường hợp nhau bám thấp tức là nhau sẽ bám ở đoạn dưới của tử cung khiến một phần hoặc toàn bộ tử cung bị che phủ. Nhau thai được cách cổ tử cung dưới 20nm sẽ được chẩn đoán là nhau bám thấp. Trường hợp này dễ gây biến chứng xuất huyết 3 tháng cuối nếu không có sự can thiệp kịp thời của y khoa.

Đối với trường hợp nhau bong non tức là bánh nhau sẽ có một phần hoặc hoàn toàn tách khỏi tử cung trước khi thai nhi ra đời. Một số triệu chứng điển hình khi bị nhau bong non các mẹ bầu nên chú ý là bụng có những cơn đau dữ dội, âm đạo chảy máu có các cơn co thắt, tim thai rối loạn không kịp thời có thể dẫn đến mất tim thai.

Nhau thai giúp truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé do đó việc nhau thai bị bong non rất dễ sinh non hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị thai lưu nên khi xảy ra hiện trạng này thì ngay lập tức các bác sĩ sẽ chấm dứt thai kỳ để ngăn ngừa các rủi ro cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân sinh non do hội chứng truyền máu song thai

Nguyên nhân sinh non do truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm 

Hội chứng truyền máu song thai vô cùng nguy hiểm xảy ra khi mẹ mang thai đôi cùng trứng nên hai bé sẽ có chung nhau thai. Nguồn cung cấp máu lúc này của cả hai em bé là chung dẫn đến có thể xảy ra trường hợp sự phân phối máu giữa hai thai nhi không đều khi đó lượng máu cung cấp của bé nhận được nhiều máu sẽ truyền qua bé còn lại để cân bằng.

Khi đó có một bé sẽ được cung cấp nhiều máu hơn và một bé cung cấp thiếu máu vô cùng nguy hiểm. Bé bị cung cấp nhiều có thể bị huyết áp cao, bé cung cấp ít có thể bị huyết áp thấp, thiếu oxy, suy dinh dưỡng. Đây là hội chứng hiếm gặp tuy nhiên có thể gây sinh non hoặc lưu thai nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời của y khoa.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây sinh non ở trẻ các mẹ nên lưu ý và phòng tránh. Để có thể loại trừ cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt, các mẹ bầu có thể đặt lịch khám theo dõi và khảo sát thai kỳ tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?