Nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ
08:57 - 28/10/2023 Lượt xem: 350 Tác giả: Kim Ngân
Tiêu chảy thưởng gặp ở bà bầu có thể là triệu chứng của bệnh lý hệ tiêu hóa hoặc là kết qảu của sự thay đổi hormone khi mang thai. Bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều dễ dàng gặp tình trạng này. Tiêu chảy trong 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào, các mẹ bầu có thể tham khảo thông qua bài viết dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng trong phân có lượng nước cao
Tiêu chảy là hiện tượng đi phân lỏng toàn nước 3 lần/24 giờ. Nguyên nhân do sự hấp thu nước ở ruột non giảm dẫn đến có nhiều nước trong phân. Đây là rối loạn ống tiêu hóa có thể do ống tiêu hóa hoặc các nguyên nhân khác ngoài ống tiêu hóa. Tiêu chảy có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau chứ không chỉ riêng phụ nữ có thai.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ
Khi mẹ bầu ở tuần thứ 18 đến tuần thứ 28 của thai kỳ có hiện tượng đi phân lỏng nhiều lần thì đó là mẹ bầu đã bị tiêu chảy. Thời kỳ này thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, bắt đầu hoạt động và máy trong ổ bụng gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh, lên thành bụng có thể gây nên kích thích nhu động ruột dẫn đến mẹ phải đi vệ sinh nhiều hơn mà phân chưa kịp hấp thu nước triệt để.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân tiêu chảy có thể kể đến như nhiễm trùng, các bất thường của hệ tiêu hóa. Việc nhiễm vi khuẩn, virus thông qua đường ăn do thức ăn, thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy. Các triệu chứng tiêu chảy thường đi kèm với đau bụng, thoát mồ hôi, đầy hơi, cứng bụng, ...
Những mẹ bầu có bệnh lý nền về đường tiêu hóa như: viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, ... có khả năng cao sẽ bị tiêu chảy trong thai kỳ đặc biệt bắt đầu từ 3 tháng giữa thai kỳ.
Mẹ bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không?
Các mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng khi bị tiêu chảy, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Tiêu chảy không phải là dấu hiệu nguy hiểm cho bà bầu. Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy đó là mất nước, dẫn tới thiếu máu đến các mô, nhau thai. Nên khi tiêu chảy bà bầu cần bổ sung thêm nước và các khoáng chất để bù lại cho lượng đã mất.
3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh, mạnh do đó các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng đều tác động xấu đến sự phát triển của em bé. Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài thì rất dễ bị suy dinh dưỡng bào thai, ảnh hưởng đến tâm trạng tinh thần của cả hai mẹ con.
Làm sao để nhận biết mẹ bầu đang bị tiêu chảy
Những dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận ra mình đang bị tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ:
- Đi cầu nhiều hơn, phân có nhiều nước.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Mệt mỏi do mất nước.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị tiêu chảy trong 3 tháng giữa thai kỳ
Mẹ bầu bị tiêu chảy không nên uống sữa sẽ khiến khó tiêu
Như đã đề cập ở trên, tiêu chảy khi mất quá nhiều nước sẽ xảy ra tình trạng không đảm bảo lưu lượng tuần hoàn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó khi bị tiêu chảy mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn để bù vào lượng đã mất. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm cả các loại nước khoáng, chất điện giải, súp như vậy thì sẽ cải thiện được bệnh nhanh hơn. Một số dấu hiệu mất nước bạn dễ nhận biết như: Môi khô, luôn háo nước, mệt, mắt trũng, da mặt khô kém sắc, ...
Khi bị tiêu chảy ở 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu không nên lo lắng quá chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống:
- Ăn những đồ ăn dễ tiêu, dễ hấp thu
- Không nên ăn cháo trắng, cháo muối vì nó không cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho mẹ.
- Bổ sung thêm nhiều nước, chất điện giải.
- Bổ sung nước cháo, nước súp, canh nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh hơn.
- Tránh ăn những thực phẩm giàu chất xơ, sữa, trà, cà phê vì lúc này hệ tiêu hóa chưa khỏe mạnh nên sẽ khó hấp thu hơn.
Các biểu hiện của tiêu chảy ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ hết trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày, quá trình hồi phục của mẹ bầu sẽ diễn ra nhanh hơn nếu như được bổ sung đầy đủ và đúng thức ăn cũng như nước và điện giải. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thì các mẹ nên thăm khám và được bác sĩ tư vấn chính xác nhất.
Tiêu chảy là tình trạng rất dễ gặp ở bà bầu nên là các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Những trường hợp tiêu chảy mà mẹ bầu nên đi khám để được tư vấn trực tiếp:
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
- Tiêu chảy kèm sốt.
- Tiêu chảy có máu hoặc mủ trong phân và có dấu hiệu mất nước.
Các mẹ có thể hạn chế được tình trạng tiêu chảy bằng những cách dưới đây:
- Tuân thủ ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn uống ngoài hàng, quán.
- Không bổ sung quá nhiều đạm, không ăn nhiều hải sản.
- Sử dụng sản phẩm tươi mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
Bài viết này giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ và cách điều trị hiệu quả an toàn tình trạng này. Các mẹ không nên quá lo lắng chỉ cần ăn uống đúng, nghỉ ngơi hợp lý. Tình trạng tiêu chảy thường xảy ra phổ biến ở mẹ bầu trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ nên việc mẹ bầu nắm bắt chắc nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa sẽ giúp bản thân mình chủ động hơn và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.