googleb578e89369db4e48.html

Nguyên tắc vàng để “con tăng cân nhanh mà không vào mẹ”

03:15 - 03/11/2020 Lượt xem: 444

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, an toàn mà cơ thể mẹ không bị tăng cân quá nhiều là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Dưới đây là một số nguyên tắc về bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ các mẹ bầu cùng tham khảo nhé ! CHẾ ĐỘ DINH […]

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, an toàn mà cơ thể mẹ không bị tăng cân quá nhiều là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu.

Dưới đây là một số nguyên tắc về bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ các mẹ bầu cùng tham khảo nhé !

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG THAI KỲ

        • Ưu tiên bổ sung nhóm chất đạm:

Chế độ ăn giàu đạm giúp bé phát triển tốt hệ cơ và các tế bào máu mà không làm mẹ bị béo hoặc tăng cân quá nhanh. Các nguồn đạm mẹ có thể bổ sung như thịt, cá, trứng, tôm,…

        • Ăn vừa đủ tinh bột:

Mỗi ngày mẹ chỉ cần ăn 2-3 chén cơm, cố gắng tránh ăn tinh bột sau 8 giờ tối. Buổi sáng mẹ có thể thay cơm bằng bánh mì và sữa tươi tách béo. Tinh bột bao gồm gạo, mì, ngô, khoai…

        • Bổ sung thêm ngũ cốc:

So với gạo thì ngũ cốc là nguồn năng lượng dồi dào và còn bổ sung nhiều vitamin. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Mẹ bầu có thể thay thế 1 phần tinh bộ bằng gạo nứt hoặc các loại ngũ cốc.

        • Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo:

Sữa bầu có hàm lượng đường và chất dinh dưỡng cao khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, khó tiêu hóa. Thay vào đó mẹ nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai…

NGUYÊN TẮC BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO MẸ BẦU

nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng

1. Không ăn cho 2 người

Nhiều mẹ bầu vẫn cho rằng khi mang thai cần ăn gấp đôi lượng thực phẩm hằng ngày để con được cung cấp đầy đủ chấy dinh dưỡng điều này hoàn toàn sai. Việc mẹ bầu ăn cho 2 người như vậy gây tăng cân mất kiểm soát dẫn đến béo phì.

Béo phì gây ra những bệnh như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

2. Những thực phẩm nên ăn

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên ăn uống đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con. Những chất quan trọng gồm: Sắt, Folic, Canxi, Protein, DHA và các loại vitamin, khoáng chất.

        • Các sản phẩm chuyên gia khuyên dùng là sữa, trái cây, rau củ và các loại hạt (óc chó, chia, mắc ca, hạt sen…)
        • Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
        • Các loại thực phẩm từ động vật như thịt heo, gà, bò, cá và các loại hải sản.

3. Những thực phẩm nên tránh

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga, các chất kích thích như rượu bia, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như loại đồ ăn nhanh chính là thực phẩm mẹ nên tránh trong thai kỳ.

Nguyên nhân là thu nạp nhiều chất béo có hại này không chỉ khiến mẹ tăng cân quá mức dẫn đến bị béo phì khó lấy lại vóc dáng sau sinh mà nó còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, tiền sản giật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu.

4. Thay vì uống sữa bầu, hãy uống 2-3 ly (1 lít) sữa tươi không đường ( sữa tách béo) hàng ngày.

Các mẹ đừng nghĩ rằng sữa tươi ít chất hơn sữa bầu nhé. Nó cũng chứa đầy đủ canxi và các dưỡng chất. Còn sữa bầu, chất thì nhiều thật đấy nhưng lượng đường cũng nhiều vì vậy các mẹ bầu uống sữa thấy cứ tăng cân ầm ầm nhưng chỉ béo mẹ thôi, không vào con.

nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng

5. Không ăn quá nhiều mà nên chia theo khẩu phần ăn

Việc chia khẩu phần ăn giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tránh nạp quá nhiều chất hoặc quá ít chất vào cơ thể.

Mẹ bầu có thể chia khẩu phần ăn thành 25% là protein (thịt, cá, trứng…), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún…) và 50% là rau củ trái cây, các loại, sữa, sữa chua.

6. Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Bạn có thể chia nhỏ ngày ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Điều này giúp mẹ bầu có được cân nặng hợp lý, mẹ không tăng nhiều cân mà con vẫn hấp thu đủ chất dinh dưỡng.

7. Đa dạng hóa thực phẩm

Mẹ bầu không nên ăn 1 món quá nhiều hoặc liên tục nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để thai nhi nhận đủ chất dinh dưỡng, phát triển toàn diện.

8. Uống đủ nước

Mỗi ngày mẹ nên uống đủ 2-2,5 lít nước để các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru và biết đâu sẽ là biện pháp “cứu cánh” hiệu quả khi mẹ đói và thèm ăn.

9. Lối sống, sinh hoạt hàng ngày

Ngoài việc hạn chế tăng cân nhiều, nên chú trọng về sức khỏe, làm sao để mẹ và bé đều khỏe mạnh. Về lối sống, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tập luyện, vận động phù hợp sức mình: Có thể tập thể dục, yoga và đi bộ…

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang; hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ

 

 

 

Bài viết liên quan

Bạn có thực sự hiểu rõ về HPV?
Sùi mào gà khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai - những điều mẹ cần biết
Ruột tăng âm ở thai nhi cảnh báo điều gì?
Siêu âm thai phát hiện xương đùi ngắn có nguy hiểm?