Nhận diện dấu hiệu trẻ bị tắc ruột

07:12 - 31/05/2020 Lượt xem: 197

Trẻ bị tắc ruột có thể do táo bón kéo dài hoặc do khối u. Ngoài ra, cũng có thể do không tuân thủ an toàn vệ sinh và bị vi khuẩn giun đũa gây dính kết. Khi bị tắc ruột trẻ khóc nhiều vì đau bụng dữ dội, nôn ói. Chính vì vậy, phụ […]

Trẻ bị tắc ruột có thể do táo bón kéo dài hoặc do khối u. Ngoài ra, cũng có thể do không tuân thủ an toàn vệ sinh và bị vi khuẩn giun đũa gây dính kết. Khi bị tắc ruột trẻ khóc nhiều vì đau bụng dữ dội, nôn ói. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý và xử lý kịp thời khi trẻ gặp phải chứng bệnh này.

1. Chứng tắc ruột là gì?

Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Trong đó bã thức ăn là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây tắc ruột non. Khối bã thức ăn được hình thành ở dạ dày và di chuyển xuống ruột non khi dạ dày không còn toàn vẹn sau nhiều phẫu thuật khác nhau như: cắt dạ dày, cắt dây X, nối vị tràng…

Ngoài ra khi ruột bị nút, bị bít lại do sự chèn ép từ ngoài ruột như dây chằng, khối u hoặc do dị vật như: giun, bã thức ăn, sỏi mật, khối u sùi trong lòng ruột, nút phân su… cũng gây nên tình trạng tắc ruột. Nhưng chủ yếu bã thức ăn là nguyên nhân chính gây tắc ruột ở trẻ.

Tắc ruột rất khó chẩn đoán đúng nguyên nhân trước mổ. Nếu chậm điều trị có thể gây nhiều biến chứng như mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm.

2. Dấu hiệu trẻ bị tắc ruột

Về lâm sàng, có 4 triệu chứng chính gồm đau, nôn, táo bón và chướng bụng:

      • Các cơn đau:

Thường xuất hiện khá sớm, có thể xảy ra đột ngột và dữ dội khoảng 2 – 3 phút rồi giảm dần và sau một thời gian lại xuất hiện. Cường độ ngày càng tăng dần. Cơn đau xảy ra xung quanh vùng trên rốn, bên trái hoặc bên phải bụng, vùng chậu… sau đó lan tỏa nhanh chóng ra toàn bụng.

      • Nôn 

Là dấu hiệu dễ xác định, chúng có thể xuất hiện sớm kèm với cơn đau do tăng nhu động và phản nhu động. Lúc đầu trẻ có thể nôn ra thức ăn, sau đến dịch mật, dịch tiêu hóa. Khi nôn sớm và nhiều là biểu hiện tắc ruột ở cao, thường xuất hiện tình trạng mất nước sớm. Khi nôn ra phân là tắc ruột đã để quá muộn và tắc ruột thấp có dấu hiệu nôn xuất hiện muộn; tình trạng nôn muộn thường đi kèm với triệu chứng chướng bụng.

trẻ bị tắc ruột

      • Táo bón 

Táo bón cũng thể hiện ngưng trệ lưu thông các chất trong lòng ruột, đây là triệu chứng lâm sàng quyết định để chẩn đoán tắc ruột nhưng lại khó xác định nhất vì là dấu hiệu chủ quan mà nhiều khi bệnh nhân không quan tâm đến.

      • Chướng bụng

Thường được phát hiện bằng các phương pháp thăm khám trên lâm sàng như: nhìn, sờ; nắn, gõ, nghe, khám trực tràng…

Ở độ tuổi đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ nhai kém và chưa biết nhằn hột. Vì thế, nguy cơ bị tắc ruột là rất lớn khi trẻ ăn các loại quả có nhiều xơ bã, chát; đặc biệt là hoa quả có nhiều hột nhỏ và cứng.Việc chẩn đoán sớm bệnh sẽ là đều cần thiết. Nên phòng tai nạn bằng cách kiểm soát thật kỹ thức ăn cho trẻ. Nếu sau khi ăn trẻ đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu; cần đưa đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang