googleb578e89369db4e48.html

Nhiễm độc thai nghén: những điều cần biết

02:37 - 23/04/2021 Lượt xem: 394

Nhiễm độc thai nghén là một tình trạng bệnh lý riêng biệt của phụ nữ khi mang thai, xuất hiện vào quý I và quý III của thai kỳ với những biểu hiện khác nhau. Đây là bệnh lý gây ra do sự rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm […]

Nhiễm độc thai nghén là một tình trạng bệnh lý riêng biệt của phụ nữ khi mang thai, xuất hiện vào quý I và quý III của thai kỳ với những biểu hiện khác nhau. Đây là bệnh lý gây ra do sự rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não. Hệ quả của hiện tượng này là sự thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và nhau thai, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả thai và mẹ.

1. Nhiễm độc thai nghén

Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến báo hiệu phụ nữ đang mang thai. Sản phụ sẽ gặp các triệu chứng như tăng tiết nước bọt, buồn nôn…

Nhưng khi các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì được gọi là nhiễm độc thai nghén nặng (bệnh nôn nặng).

Thông thường, các triệu chứng của nhiễm độc thai nghén sẽ mất đi vào tháng thứ ba của thai kỳ. Nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Nhiễm độc thai nghén không chỉ khiến sản phụ mệt mỏi, cáu gắt… gây ra các biến chứng lên cơn co giật, hôn mê, sẩy thai, sinh non. Mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi: Bong non, suy thai hoặc thậm chí là thai lưu. Sau sinh, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thấp bé nhẹ cân, chậm phát triển.

2. Đối tượng nguy cơ

Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén chưa được biết rõ nhưng có nhiều yếu tố được xác định làm tăng nguy cơ mắc nhiễm độc thai nghén ở thai phụ. Một số yếu tố được liệt kê bên dưới:

      • Thai phụ trẻ và mang thai con so: đây là đối tượng dễ mắc nhiễm độc thai nghén j
      • hơn so với người phụ nữ đã mang thai nhiều lần trước đó. Tỷ lệ bị nhiễm độc thai nghén ở phụ nữ sinh con so khoảng từ 3-10% trong khi ở phụ nữ sinh con rạ chỉ khoảng từ 1,4-4%.
      • Chủng tộc:  phụ nữ da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
      • Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa.
      • Thường xuyên mệt mỏi, làm việc quá sức trong lúc mang thai.
      • Thể trạng béo phì, BMI>30.
      • Sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.
      • Các bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch.
      • Các bệnh lý tự miễn như bệnh lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid.
      • Mang thai con trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dù chênh lệch không nhiều.
      • Tiền sử mắc nhiễm độc thai nghén ở lần mang thai trước.
      • Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường…

3. Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Trong 3 tháng đầu, nôn mửa là triệu chứng thường gặp của ốm nghén nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên nếu hiện tương nôn nhiều có kèm với các triệu chứng sau thì mẹ bầu cần được thăm khám với các bác sĩ để xác định khả năng bị nhiễm độc thai nghén không và có hướng can thiệp kịp thời. Các dấu hiệu đó là:

– Phù nề

nhiễm độc thai nghén

Thông thường phù nề (đặc biệt là phù chân) thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ do kích thước thai ngày càng lớn, dẫn đến chèn ép tĩnh mạch. Tuy nhiên, phù nề do nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ lại có những biểu hiện và triệu chứng như: Thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ chân lên mặt, hoặc phù cả người. Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của ngón tay, khi thực hiện ấn vào mắt cá chân.

Tăng cân nhanh cũng là một dấu hiệu bất thường ở 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, khi mẹ bầu cũng nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân nhanh; khoảng 500 gram/ tuần cũng cần gặp bác sĩ để thăm khám.

– Protein niệu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp chẩn đoán nhiễm độc thai nghén. Nếu kết quả cho thấy nồng độ protein tăng cao; vượt quá 0,3g/l thì mẹ bầu cần được theo dõi và điều trị ngay.

Ngoài những triệu chứng trên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường sau: Thiếu máu, tim đập nhẹ, khó thở, mắt mờ do phù võng mạc.

– Tăng huyết áp

Tăng huyết áp cũng là triệu chứng phổ biến của mẹ bầu NĐTN. Với những mẹ chưa từng đo huyết áp, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tăng đến 140/90mmHg.

4. Phòng ngừa bệnh nhiễm độc thai nghén

Thai phụ cần đi khám thai định kỳ và báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường là phương án phòng bệnh tốt nhất.

Một vấn đề quan trọng khác là cần đề phòng biến chứng sản giật ở những thai phụ đã được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén. Một số biện pháp giúp dự phòng biến chứng sản giật:

– Thai phụ cần được theo dõi sát và quản lý thai nghén tốt: đi khám đúng hẹn; đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các vấn đề bất thường

– Chuyển lên tuyến cao hơn nếu thai phụ được phát hiện phù, tăng huyết áp ở trạm y tế.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

– Tuân thủ điều trị của bác sĩ .

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?