Nhiễm khuẩn hậu sản là gì?
06:45 - 25/03/2020 Lượt xem: 349
1. Nhiễm khuẩn hậu sản là gì? Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau khi đẻ (kể từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, hai phần phụ và tiểu khung); cũng loại trừ những nhiễm khuẩn xảy ra do vi khuẩn từ viêm nhiễm […]
1. Nhiễm khuẩn hậu sản là gì?
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau khi đẻ (kể từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, hai phần phụ và tiểu khung); cũng loại trừ những nhiễm khuẩn xảy ra do vi khuẩn từ viêm nhiễm ở bộ phận khác: Viêm ruột thừa, cúm, viêm đường tiết niệu cấp, lao phổi, viêm gan…
Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong 5 tai biến sản khoa, và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong sản khoa.
2. Nguyên nhân của nhiễm khuẩn hậu sản
Nguyên nhân vi khuẩn có thể xâm nhập được vào cơ thể sản phụ qua các đường:
Do thủ thuật, kỹ thuật đỡ đẻ không vô khuẩn tốt dẫn tới nhiễm khuẩn, hoặc do gây sang chấn tại chỗ dẫn đến nhiễm khuẩn (từ âm hộ, tầng sinh môn trở lên cho tới cổ tử cung…)
Do vỡ ối sớm, do bế sản dịch đưa đến nhiễm khuẩn qua niêm mạc tử cung.
Qua vùng rau bám: do sót rau, sót màng rau
Do người đỡ đẻ: tay, dụng cụ đỡ đẻ không vô khuẩn
Do thể trạng của sản phụ yếu, suy nhược, có bệnh lý, nhiễm độc thai nghén, thiếu máu, do chuyển dạ kéo dài… đưa đến nhiễm khuẩn.
3. Các hình thái của nhiễm khuẩn có thể gặp phải
Nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn – âm hộ – âm đạo – cổ tử cung
Nhiễm khuẩn tử cung: viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ; viêm dây chằng và phần phụ, viêm phúc mạc khu trú ở đáy chậu
Viêm phúc mạc toàn bộ
Nhiễm khuẩn huyết hậu sản
Viêm tắc tĩnh mạch
4. Các dấu hiệu nhận biết
Phụ nữ trong thời kỳ hậu sản có các triệu chứng sau
Sốt nhẹ, đau hạ vị hoặc sản dịch có mùi hôi.
Tiểu khó, tiểu đau, cảm giác phải đi tiểu thường xuyên và khẩn trương nhưng tiểu ít hoặc không có nước tiểu; tiểu nhiều bọt có thể kèm máu.
Da đỏ, tiết dịch kèm sưng nóng, nhạy cảm hoặc đau xung quanh vết mổ, vết thương, vết mổ có dấu hiệu sắp bung.
Đau cứng, nóng đỏ ở một hoặc hai bên vú kèm theo sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi hoặc đau đầu.
5. Phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản
Đảm bảo điều kiện vô khuẩn khi đỡ đẻ hoặc khi tiến hành thăm khám, các thủ thuật phẫu thuật sản phụ khoa
Đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài.
Không để sót nhau
Xử trí tốt các tổn thương sinh dục khi sinh
Sau đẻ cần tránh bế sản dịch, vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn đúng
Phát hiện sớm, điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục cả trước, trong và sau đẻ.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang