Nhiễm khuẩn máu hình thái nhiễm khuẩn hậu sản

13:12 - 02/04/2020 Lượt xem: 223

Nhiễm khuẩn máu là hình thái nặng nhất của nhiễm khuẩn hậu sản. Tiên lượng rất xấu, tử vong gần như 100%. 1. Nguyên nhân của nhiễm khuẩn máu Vi khuẩn gây bệnh là liên cầu tan huyết, tụ cầu, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí. Nguyên nhân có thể do dụng cụ hồi […]

Nhiễm khuẩn máu là hình thái nặng nhất của nhiễm khuẩn hậu sản. Tiên lượng rất xấu, tử vong gần như 100%.

1. Nguyên nhân của nhiễm khuẩn máu

Vi khuẩn gây bệnh là liên cầu tan huyết, tụ cầu, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí. Nguyên nhân có thể do dụng cụ hồi sức, dụng cụ làm thủ thuật, phẫu thuật; hoặc khi thăm khám đỡ đẻ, nạo thai không triệt để vô khuẩn, khử khuẩn.

Do điều trị kháng sinh không đúng liều lượng, hoặc để tránh tiêm mà cho dùng thuốc kháng sinh uống một vài ngày; không đủ diệt một ổ vi khuẩn.

Khi chưa tiêu diệt được ổ nhiễm khuẩn khu trú tại bộ phận sinh dục đã vội can thiệp; tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn vào máu.

Thường gặp trong phá thai to và đẻ thường, ít gặp trong nạo phá thai nhỏ và mổ lấy thai.

2. Triệu chứng và chẩn đoán

Nhiễm trùng máu hình thái nhiễm khuẩn hậu sản

Triệu chứng

Có những thể khác nhau, có thể nhiễm khuẩn máu không sốt cao, bán cấp kéo dài; làm cho dễ nhầm với các bệnh sốt kéo dài như bệnh nhiễm ký sinh trùng, bệnh về máu cấp tính, lao, ung thư v.v…

Nhưng thường gặp là thể có sốt cao, thời gian sốt có thể ngắn; thời gian sốt dao động; sốt nhiều lần trong một ngày; hoặc là rét run rồi tiếp theo đó là thể trạng suy sụp: lo lắng, nặng quá thì sốc, huyết áp hạ, mê man; lúc này là lúc vi khuẩn xâm nhập vào máu rất nhiều và cũng chính là lúc tốt nhất để lấy máu cấy tìm vi khuẩn.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán xác định thường dựa vào có hoặc không có vi khuẩn trong máu. Nhưng cũng không phải một lần cấy máu không thấy vi khuẩn đã vội kết luận là không có nhiễm khuẩn máu, phải cấy nhiều lần.

Có 2 loại nhiễm khuẩn máu, loại nặng và loại nhẹ

      • Ở loại nhiễm khuẩn máu nặng

Ngoài ổ nhiễm khuẩn đầu tiên còn có những ổ nhiễm khuẩn thứ phát trong cơ thể. Do vi khuẩn vào máu với mật độ cao, phát triển tạo các ổ thứ phát đó. Nếu không điều trị thì lúc nào trong máu cũng có vi khuẩn, mà điều trị cũng khó lành vì đã có nhiều ổ nhiễm khuẩn.

      • Loại thứ hai là loại nhiễm khuẩn máu nhẹ.

Vi khuẩn chỉ vào máu trong một lúc nào đó, không phải thường xuyên có trong máu; và mật độ của vi khuẩn trong máu cũng thấp.

Chỉ có một ổ nhiễm khuẩn đầu tiên, không có những ổ nhiễm khuẩn thứ phát khác. Khi cắt bỏ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên và điều trị toàn thân thì dễ khỏi và không còn tìm thấy vi khuẩn trong máu.

Nhưng việc chẩn đoán phân biệt hai loại nhiễm khuẩn nặng và nhẹ không phải dễ. Vì không biết chắc chắn đã có ổ nhiễm khuẩn thứ phát hay chưa.

3. Tiên lượng và điều trị nhiễm khuẩn máu

Tiên lượng tương đối tốt nếu chỉ có một ổ nhiễm khuẩn đầu tiên (tử cung) đã được cắt bỏ; không có các ổ nhiễm khuẩn thứ phát. Tiên lượng rất xấu, dễ chết nếu nhiễm khuẩn máu đã có các ổ nhiễm khuẩn thứ phát ở các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, phổi, tim. Ngoài ra, các triệu chứng như thiếu máu, gan to, vàng da nhẹ, chảy máu dưới da, dấu hiệu thần kinh như nhức đầu, còn có các dấu hiệu như áp xe phổi, viêm cơ tim, viêm khớp, áp xe não v.v…

Chưa có cách điều trị nào hiệu quả đối với loại nhiễm khuẩn máu có các ổ áp xe thứ phát. Trước tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn, dù nặng hay nhẹ, người ta khuyên nên cắt bỏ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên (tử cung); hồi phục cân bằng điện giải, truyền máu nếu thiếu máu; và điều trị kháng sinh nhỏ giọt tĩnh mạch trong một thời gian dài, ít nhất một tháng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

4. Phòng bệnh

Dựa vào các nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn máu, người ta có thể phòng bệnh bằng cách triệt để vô khuẩn các dụng cụ nạo, thủ thuật, phẫu thuật, đỡ đẻ, khám thai, phải hết sức tôn trọng quy chế vô khuẩn, khử khuẩn. Phải đảm bảo không sót rau trong tử cung sau đẻ và sau nạo thai to.

Đối với các trường hợp nạo thai 5 tháng, không đặt dụng cụ sau sẩy thai trong tử cung quá 12 giờ; không để kéo dài tình trạng nhiễm khuẩn ối; nhiễm khuẩn tử cung, phải lấy thai sớm để tránh nhiễm khuẩn nặng.

Đối với các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản, dù là hình thái nhẹ, khi đã điều trị kháng sinh thì phải cho đủ liều lượng, tránh để nhiễm khuẩn tiến triển dần, lan vào máu.

Trong các trường hợp sót rau nhiễm khuẩn, trước khi nạo kiểm tra lại tử cung để lấy các mảnh rau sót, cần phải cho kháng sinh đủ liều lượng và trong một thời gian cần thiết, chỉ sau khi thể trạng bệnh nhân bình thường, hết sốt, rồi mới tiến hành nạo sót rau.

Nhiễm khuẩn máu là bệnh lý nhiễm trùng với mức độ nặng nhất của cơ thể khi có nhiễm khuẩn. Gây suy đa cơ quan và tỷ lệ tử vong cao. Tuy biến chứng này hiện nay hiếm gặp, nhưng vẫn sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang