googleb578e89369db4e48.html

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn – âm hộ – âm đạo – cổ tử cung

07:31 - 03/04/2020 Lượt xem: 5175

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn – âm hộ – âm đạo – cổ tử cung là hình thái nhiễm khuẩn nhẹ nhất của nhiễm khuẩn hậu sản. Tuy nhiên, nếu không được xử trí sớm có thể gây tính trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. 1. Nguyên nhân của nhiễm khuẩn tầng sinh môn – âm […]

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn – âm hộ – âm đạo – cổ tử cung là hình thái nhiễm khuẩn nhẹ nhất của nhiễm khuẩn hậu sản. Tuy nhiên, nếu không được xử trí sớm có thể gây tính trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.

1. Nguyên nhân của nhiễm khuẩn tầng sinh môn – âm hộ – âm đạo – cổ tử cung

Do rách hoặc cắt nới tầng sinh môn mà khồng khâu hoặc khâu không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô khuẩn.

Do rách âm đạo, âm hộ mà khâu không tốt, có khi quên gạc trong âm đạo.

2. Triệu chứng

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

Thấy rõ vết rách hoặc chỗ khâu bị viêm tấy, mưng mủ, đau.

Thể trạng có thể bình thường nếu kịp thời điều trị tại chỗ và dùng kháng sinh toàn thân.

Nếu không dùng kháng sinh, nhiệt độ có thể lên 38 – 38.5; nhưng tử cung vẫn tiến triển bình thường và sản dịch không hôi.

3. Điều trị

Điều trị nhiễm khuẩn tầng sinh môn – âm hộ – âm đạo – cổ tử cung tại chỗ bằng rửa thuốc tím, đắp gạc có dung dịch dakin, đóng khố vô khuẩn.

Điều trị kháng sinh tại chỗ toàn thân

Hình thái nhiễm khuẩn này nhìn chung được tiên lượng tốt.

4. Dự phòng nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo sau sinh

Sau sinh, nếu được vệ sinh đúng cách, vết khâu tầng sinh môn sẽ lành trong khoảng 2 – 4 tuần tùy cơ địa của từng sản phụ. Các biện pháp giúp giảm đau và phòng ngừa nhiễm khuẩn sau sinh gồm:

    • Dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
    • Chọn tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết khâu hoặc có thể ngồi lên đệm hơi để giảm đau khi ngồi;
    • Chườm lạnh để giảm đau, giảm viêm sưng. Sản phụ có thể dùng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
    • Khi đi vệ sinh nên rửa nhanh bằng vòi sen và lau khô nhẹ nhàng. Không nên thụt rửa sâu bên trong. Khi lau nên lau từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.
    • Thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng, đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    • Hạn chế tình trạng táo bón trong những ngày đầu sau sinh. Nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Trong trường hợp táo bón, phải hỏi ý kiến bác sĩ để được sử dụng thuốc làm mềm phân.
    • Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh để tránh gây hại cho vết thương.
    • Tập các bài tập sàn chậu và đi lại thường xuyên để giúp máu lưu thông và thúc đẩy vết thương nhanh lành.
    • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài việc thực hiện theo những lưu ý trên, sản phụ đừng quên chú ý quan sát tình trạng vết khâu tầng sinh môn cũng như vùng âm hộ, âm đạo. Khi vùng kín có các dấu hiệu sưng đỏ, đau, sốt, chảy máu, hở vết khâu, chảy dịch… thì nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang