Nhiễm rubella và thai nghén
03:48 - 18/04/2021 Lượt xem: 443
Rubella là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vius Rubela thuộc nhóm Rubivirus; một loại togavirus có bộ gen là một sợi ARN đơn, đăc trưng bởi sốt phát ban. 1. Tổng quan về rubella Rubella là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vius Rubela thuộc nhóm Rubivirus, một loại togavirus có bộ gen là […]
Rubella là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vius Rubela thuộc nhóm Rubivirus; một loại togavirus có bộ gen là một sợi ARN đơn, đăc trưng bởi sốt phát ban.
1. Tổng quan về rubella
Rubella là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vius Rubela thuộc nhóm Rubivirus, một loại togavirus có bộ gen là một sợi ARN đơn, đăc trưng bởi sốt phát ban. Còn được gọi là bệnh sởi Đức (German measles) hay sởi 3 ngày vì đặc trưng là phát ban 3 ngày là hết.
Nhiễm Rubella có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em bệnh thường nhẹ, ở người trưởng thành bệnh có xu hướng có nhiều biến chứng. Tuy nhiên, khi mang thai, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ, tình trạng nhiễm Rubella nguyên phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi vì có thể gây thai lưu, đặc biệt là hội chứng Rubella bẩm sinh (Congenital Rubella Syndrome) ở trẻ sơ sinh bao gồm các khiếm khuyết trong quá trình phát triển của tim, não, mắt, thính giác…
2. Triệu chứng bệnh
Thường nhẹ nhàng và không rõ ràng, có tới 50% người bị nhiễm Rubella không hề có triệu chứng nào.
– Thời kì ủ bệnh: 12 – 23 ngày, trung bình là 14 ngày.
– Tiền triệu (trước khi phát ban 1 – 7 ngày): biểu hiện tương tự như cúm, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ, sưng hạch vùng sau tai, dưới cẩm, dưới cổ. Triệu chứng hô hấp thường nhẹ hoặc không có.
– Phát ban: thường xuất hiện vài ngày sau khi sốt nhẹ. Ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng, các chi. Ban có dạng dát sẩn nhỏ, màu đỏ nhạt hoặc hồng, gây ngứa và thường biến mất sau khoảng 3 ngày không để lại các vết thâm trên da. Tuy nhiên, ban thường ít khi mọc theo trình tự. Cần phân biệt ban do Rubella với ban do sởi, ban do sởi có màu đỏ, mọc dày và mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, cổ xuống thân mình, tứ chi trong 1 – 2 ngày, bệnh sẽ lui sau khi hết sốt, sau khi ban bay sẽ để lại các vết thâm trên da. Trong giai đoạn này, còn có thể gặp sưng đau các khớp cổ tay, khớp gối.
3. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi nhiễm rubella
Kháng thể có thể phát hiện trong khoảng 14 – 18 ngày sau khi mắc bệnh Rubella, vào thời điểm phát ban xuất hiện, cả nồng độ IgM và IgG đều tăng nhanh.
Nồng độ IgM giảm nhanh sau đó và thường không phát hiện được nữa sau 8 – 10 tuần.
IgG tồn tại suốt đời.
4. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán lâm sàng thường không chính xác, vì sốt phát ban là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau.
Chẩn đoán nhiễm Rubella ở sản phụ
Chẩn đoán chính xác nhiễm Rubella ở sản phụ mang thai là rất cấp bách và đòi hỏi cần đến test huyết thanh, một xét nghiệm rất quan trọng. Test huyết thanh được sử dụng là ELISA để đo lượng kháng thể kháng Rubella IgG & IgM, test rất nhạy, thuận tiện và chính xác. Sự nhiễm Rubella được chẩn đoán như sau:
– Nồng độ kháng thể kháng Rubella IgG tăng gấp 4 lần giữa 2 giai đoạn cấp tính và hồi phục.
– Test huyết thanh dương tính với kháng thể IgM.
– Cấy virus Rubella (+).
Test huyết thanh được tiến hành tốt nhất từ ngày thứ 7-10 sau khi bắt đầu phát ban và nên lặp lại 2 – 3 tuần sau đó.
Nuôi cấy virus lấy từ dịch mũi, hầu họng, máu, nước tiểu; hoặc dịch não tủy có thể dương tính từ 1 tuần trước đến 2 tuần sau khi phát ban.
Chẩn đoán nhiễm Rubella ở thai nhi
Có rất ít bài báo cáo nghiên cứu về các mẫu xét nghiệm Rubella bằng kĩ thuật PCR lấy trên mẫu lông tơ màng đệm của gai nhau (CVS-Chorionic villus sampling) trong chẩn đoán trước sinh khi nhiễm Rubella trong tử cung. Tuy nhiên, kĩ thuật này chính xác hơn so với khi đánh giá các mẫu dịch màng ối. Bởi vì, CVS được tiến hành từ tuần thứ 10 – 12 của thai kì, nó cho phép có thể phát hiện sớm hơn so với các mẫu khác, như mẫu dịch màng ối làm từ tuần thứ 14 – 16, mẫu máu lấy từ dây rốn thai nhi được làm từ tuần 18 – 20.
5. Phòng bệnh rubella như thế nào?
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm phòng bằng vaccin.
– Tiêm phòng tạo miễn chủ động nhờ vacxin rubella giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm; hoặc có thể cả đời.
– Tác dụng phụ xuất hiện 1 – 3 tuần sau tiêm chủng: sốt phát ban, nổi hạch và tăng bạch cầu đa nhân; có thể đau khớp (ở người lớn).
– Vaccine Rubella không bao giờ được dùng mạnh mẽ cho đối tượng vị thành niên và người trưởng thành; nhất là phụ nữ trừ trường hợp đã có miễn dịch rồi.
Nên tiêm phòng rubella rộng rãi cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi. Cho phụ nữ có thai hoặc những người có thể có thai trong vòng 1 – 3 tháng tới. (khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong 3 tháng liên tục: gồm 1 tháng trước khi tiêm chủng và 2 tháng sau khi tiêm chủng).