googleb578e89369db4e48.html

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh

14:27 - 26/02/2022 Lượt xem: 861 Tác giả: Thanh Nga

Nhiễm trùng vết mổ là một biến chứng sau phẫu thuật, làm kéo dài thời gian nằm viện cũng như giảm khả năng phục hồi bệnh. Chính vì thế, cần phải biết cách chăm sóc vết mổ sau khi ra viện, nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn để xử lý kịp thời.

1. Nhiễm trùng vết mổ là gì?

Nhiễm trùng vết mổ là hiện tượng nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ lúc mổ đến 30 ngày sau mổ đối với phẫu thuật không có cấy ghép và đến 1 năm sau mổ với phẫu thuật cấy ghép bộ phận giả.

Nhiễm khuẩn vết mổ được chia thành 3 loại:

  • Nhiễm trùng vết mổ nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da
  • Nhiễm trùng vết mổ sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. Nhiễm trùng vết mổ sâu cũng có thể bắt nguồn từ nhiễm khuẩn vết mổ nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ
  • Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể.

Khoảng trên 90% nhiễm trùng vết mổ nông và sâu. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp.

2. Nhiễm trùng vết mổ nông

Nhiễm trùng vết mổ nông xảy ra khi có các tiêu chuẩn sau đây:

  • Xảy ra trong vòng 30 ngày sau khi phẫu thuật.
  • Chỉ xuất hiện ở vùng da hoặc ở vùng dưới da tại đường mổ.
  • Có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:
  • Chảy mủ từ vết mổ nông
  • Phân lập được vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô khuẩn từ vết mổ
  • Có ít nhất một trong những dấu hiệu sau: Đau, sưng, nóng, đỏ, cần mở bung vết mổ, trừ khi nuôi cấy vi khuẩn vết mổ âm tính.

3. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu

Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng 1 năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép, là nhiễm khuẩn tại mô mềm sâu (lớp cân cơ) của vết mổ và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau:

  • Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch và có chảy mủ từ vết mổ sâu;
  • Toác vết mổ tự nhiên hoặc phẫu thuật viên chỉ định mở vết mổ khi người bệnh sốt (≥ 38oC), đau nhiều hoặc phù nề tại vết mổ hoặc áp xe hoặc bằng chứng khác liên quan tới vết mổ sâu xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.

4. Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang cơ thể

nhiễm trùng vết mổ

Là nhiễm khuẩn tại vị trí cơ quan/khoang của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ngoại trừ đường rạch da, cân, cơ được mở hoặc thao tác trong quá trình phẫu thuật. Nhiễm khuẩn này xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng một năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép và người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

  • Chảy mủ từ dẫn lưu được đặt trong khoang/cơ quan;
  • Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô của cơ quan/khoang;
  • Áp xe hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn khác liên quan tới cơ quan/khoang được xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.

5. Biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm trùng vết mổ

  • Xét nghiệm đường huyết trước mọi phẫu thuật.
  • Tắm - khử khuẩn cho bệnh nhân trước phẫu thuật: Bệnh nhân mổ phiên phải được tắm bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc dung dịch kháng khuẩn có chứa iodine hoặc chlorhexidine vào tối trước ngày phẫu thuật.
  • Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng theo quy định.
  • Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn
  • Áp dụng liệu pháp kháng sinh dự phòng
  • Tuân thủ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật
  • Kiểm soát đường huyết, ủ ấm bệnh nhân trong phẫu thuật.
  • Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như dụng cụ, đồ vải, nước vô khuẩn để rửa tay và đảm bảo thông khí sạch trong buồng phẫu thuật.

6. Khi nào cần phải báo bác sĩ?

Bạn cần báo lại bác sĩ hay đi đến tái khám sớm nếu bạn thấy vết thương sau phẫu thuật có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây:

  • Đau đớn tăng dần
  • Đỏ hoặc sưng tấy
  • Chảy máu hoặc chảy mủ
  • Tăng tiết dịch từ vết thương
  • Có mùi hôi
  • Vết thương trông có vẻ lớn hơn, sâu hơn
  • Bung chỉ khâu
  • Vùng da xung quanh phù nề, sưng đau hay ấn thấy phập phều
  • Toàn thân mệt mỏi, lừ đừ
  • Nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5oC trong hơn 4 giờ

Nếu bạn thấy một trong những bất thường trên thì nên đi khám, để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục