googleb578e89369db4e48.html

 Nhiễm viêm gan B có nguy hiểm như thế nào?

09:03 - 26/03/2022 Lượt xem: 655 Tác giả: Kim Ngân

Viêm gan B là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới. Ở giai đoạn mãn tính, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Mỗi năm, có đến 884.000 người tử vong vì viêm gan B và các bệnh lý liên quan.

1. Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus tấn công gan và có thể gây ra viêm gan cấp và mạn tính, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Ước tính trên thế giới có khoảng 240 triệu người đang bị nhiễm virút viêm gan B mạn tính (định nghĩa là có kháng nguyên bề mặt viêm gan B dương tính ít nhất 6 tháng). Hơn 686.000 người chết mỗi năm do biến chứng của bệnh viêm gan B, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan (WHO, 2016).  

2. Mắc viêm gan B nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm

  • Khi mắc bệnh viêm gan B, người bệnh thường mệt mỏi, gầy yếu, suy nhược, vàng da, chướng bụng hoặc buồn nôn. Bởi vì khi bị bệnh sẽ làm chức năng gan suy giảm, dẫn tới khả năng đào thải các chất độc hại cho cơ thể kém đi khiến cho lượng chất độc hại tích tụ nhiều trong cơ thể.
  • Khả năng lây nhiễm cực cao ở người bệnh mắc bệnh viêm gan B sang người lành.
  • Người mắc bệnh viêm gan B thường ít khi nhận ra được các biến chứng, dấu hiệu bất thường. Thông thường, bệnh ít biểu hiện các triệu chứng rõ ràng, thay vào đó là tàn phá cơ thể âm thầm.

Viêm gan B khi bước vào giai đoạn mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Xơ gan: Viêm gan B kéo dài có thể hình thành các mô sẹo ở gan, gây xơ gan và làm suy giảm khả năng hoạt động của gan.
  • Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ ung thư gan cao hơn những người không mắc bệnh.
  • Suy gan: Viêm gan siêu vi B là một trong những nguyên nhân của tình trạng suy gan cấp tính (tức các tế bào gan bị tổn thương một cách ồ ạt và làm tăng đáng kế nguy cơ tử vong). Người bị suy gan cấp tính có thể phải cần ghép gan để điều trị.

3. Những con đường lây truyền viêm gan B.

Những con đường lây truyền viêm gan B

Hiện có 3 đường lây truyền quan trọng của virus viêm gan B.

  • Lây truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ nhiễm virus viêm gan B có thể truyền cho con khi mang thai, khi chuyển dạ và một thời gian ngắn sau sinh.
  • Lây truyền qua đường máu như: Dùng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là tiêm chích ma túy. Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu có chứa virus. Xăm hình, xỏ khuyên... không đảm bảo vệ sinh, có chứa virus gây bệnh.
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… với người bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền qua đường tình dục. Viêm gan B có thể lây truyền khi quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng giới do tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu của người bệnh.

4. Xét nghiệm viêm gan B.

 Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm viêm gan B khác nhau. Trong số đó, các xét nghiệm thường được chỉ định nhất bao gồm:

Xét nghiệm HBsAg.

Để chẩn đoán viêm gan B thì HBsAg (là kháng nguyên bề mặt của virus HBV) là xét nghiệm mang tính quyết định. Để kết luận chắc chắn bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B hay không thì bước đầu tiên bắt buộc phải làm xét nghiệm HBsAg.

Xét nghiệm HBsAg có 2 dạng là: test nhanh (định tính) và định lượng.

  • Xét nghiệm định tính cho biết bệnh nhân có mắc siêu vi B hay không, giúp chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, mang ý nghĩa trong việc theo dõi điều trị hơn là chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm kháng thể anti-HBs.

Xét nghiệm Anti-Hbs là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B, (xét nghiệm tìm kháng thể kháng lại kháng nguyên bề mặt HBsAg).

Nếu bệnh nhân từng mắc viêm gan B và đã khỏi bệnh hoặc bệnh nhân đã tiêm vắc-xin viêm gan B nếu kết quả HBsAb dương tính, đồng nghĩa bệnh nhân đã có miễn dịch với virus này.

Xét nghiệm HBeAg.

Xét nghiệm này là xét nghiệm chứng tỏ virus viêm gan B có đang hoạt động hay không.

+ Kết quả HBeAg dương tính chứng tỏ virus đang nhân lên và bệnh có khả năng lây lan mạnh.

+  Kết quả xét nghiệm HBeAg âm tính nghĩa là có 2 khả năng xảy ra: virus không hoạt động hoặc virus ở thể đột biến.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM.

Anti-HBc IgM là kháng thể HBcAb loại IgM. IgM là loại kháng thể chỉ xuất hiện trong đợt bệnh cấp, do đó Anti-HBc IgM giúp chẩn đoán viêm gan B ở giai đoạn viêm cấp hoặc đợt cấp của viêm gan mạn tính.

Xét nghiệm HBV-DNA:

Xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá mức độ virus đang nhân lên trong cơ thể. Nồng độ đo được càng cao chứng tỏ virus nhân lên càng nhiều, tính lây truyền càng cao.

5. Cách phòng ngừa viêm gan siêu vi B.

Cách phòng ngừa viêm gan B

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm gan B là tiêm phòng. Bên cạnh đó, cần hạn chế các cách có thể làm lây truyền virus viêm gan B.

Người tiêm vắc xin cần hoàn thành loạt mũi tiêm gồm 3 hoặc 4 mũi theo lịch tiêm để được bảo vệ toàn diện.

Cần chủ động làm xét nghiệm HBsAg định kì phát hiện sớm viêm gan B để giảm khả năng lấy nhiễm

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén