googleb578e89369db4e48.html

Nhiễm virus HPV khi mang thai

15:27 - 04/09/2022 Lượt xem: 810 Tác giả: Thu Hoàng

Bà mẹ bị nhiễm virus HPV khi mang thai thường lo lắng sẽ lây bệnh và gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, thực tế HPV thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của em bé.

1. Dấu hiệu nhiễm virus HPV

Nhiễm víu HPV (gây u nhú) trước hoặc trong khi mang thai luôn là vấn đề sức khỏe nên được quan tâm bởi điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.

Khi nhiễm HPV, bạn có thể không nhận ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, nên rất khó biết mức độ nghiêm trọng hoặc tình trạng nhiễm trùng. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, nhưng chỉ có một vài chủng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các chủng virus HPV có nguy cơ cao có thể gây ra ung thư cổ tử cung, trong khi các chủng có nguy cơ thấp được biết là gây ra mụn cóc sinh dục.

nhiễm virus hpv khi mang thai

Một số mẹ bầu đã chia sẻ về tình trạng mụn cóc như sau: nốt sần nhỏ như ngón tay, da xuất hiện tổn thương… Những mụn cóc phát triển trên da gần hoặc tại cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn. Chúng không gây đau đớn nhưng làm tăng khả năng biến thành khối u ác tính và có thể phục hồi sau khi điều trị.

2. Nhiễm HPV có mang thai được không?

HPV rất phổ biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau ở từng người. Một số chị em còn không biết mình bị nhiễm bệnh. Có những trường hợp chị em bị nhiễm HPV có thể phát triển thành ung thư.

Thông thường, virus HPV không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em nhưng các phương pháp điều trị bệnh lại khiến chị em khó có thai hơn.

Virus HPV có thể tạo ra những tế bào tiền ung thư ở cổ tử cung. Nếu phát hiện ra các tế bào này, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ mô bị ảnh hưởng. Quy trình sử dụng nhiệt độ để đốt nóng hoặc lạnh có thể làm giảm sự tiết dịch nhầy ở cổ tử cung. Trong khi đó, dịch nhầy này đóng vai trò quan trọng giúp trứng gặp tinh trùng. Do vậy, điều trị HPV làm chị em khó có thai hơn.

Cũng có khả năng là sau khi điều trị HPV, cổ tử cung sẽ bị yếu hơn, làm tăng nguy cơ sinh non nếu chị em mang bầu. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên rằng chị em không nên bỏ qua cho căn bệnh này, sợ rằng điều trị sẽ gây ra biến chứng.

3. Nhiễm virus HPV có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

nhiễm virus hpv khi mang thai

HPV có thể ảnh hưởng đến thai kỳ vì nó làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng số lượng và kích thước của mụn cóc. Bác sĩ cũng có thể không cho bạn loại bỏ mụn cóc, vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.

Việc điều trị mụn cóc thường bắt đầu sau khi sinh, trừ khi mụn cóc lớn và cản trở vùng âm đạo. Chúng sẽ được triệt tiêu bằng cách xử lý hóa học hoặc dòng điện.

4. Xét nghiệm virus HPV trong thời gian mang thai

Các xét nghiệm chẩn đoán virus HPV không phải là một phần của quá trình kiểm tra định kỳ khi mang thai. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục có thể được chẩn đoán trong các lần xét nghiệm huyết thanh (xét nghiệm máu để tìm ra kháng thể). Bác sĩ cũng có thể xác định mụn cóc bên ngoài thông qua quá trình kiểm tra thể chất. Sau đó, bạn sẽ được đề nghị kiểm tra sinh thiết để xác nhận các tổn thương âm đạo nếu thật sự cần thiết.

  • Xét nghiệm Pap bao gồm thu thập các tế bào lót cổ tử cung và kiểm tra chúng dưới kính hiển vi.
  • Soi cổ tử cung được thực hiện để đánh giá thêm và dùng giấm (axit acetic) trên cổ tử cung. Giấm sẽ thay đổi màu của các tế bào bất thường, sau đó được đem đi để kiểm tra nhiễm virus HPV.

Nếu kết quả của bạn là dương tính, bác sĩ sẽ bắt đầu đưa ra các phương án điều trị.

5. Các biện pháp phòng ngừa virus HPV

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị HPV, vì vậy, phòng ngừa là cách tốt nhất để chị em bảo vệ bản thân khỏi loại virus này:

  • Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục: Chúng có khả năng giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng bao cao su khi giao hợp giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục đến hơn 70%.
  • Chủng ngừa trước khi bạn cố gắng mang thai: Có 2 loại vaccine HPV là Gardasil và Cervarix được chấp thuận cho nữ từ 9 – 26 tuổi, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.

nhiễm virus hpv khi mang thai

  • Hạn chế quan hệ với người lạ: Chỉ nên quan hệ với 1 bạn tình và khuyến khích người đó kiểm tra sức khỏe của cơ quan sinh dục định kỳ. Đôi khi, bạn tình của bạn có thể không biết mình bị nhiễm HPV và có thể lây nhiễm cho bạn.
  • Chị em phụ nữ tuổi từ 21-65 nên khám thăm dò ung thư cổ tử cung định đỳ để kịp thời phát hiện dấu hiệu của bệnh và được điều trị.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý