Nhóm máu AB-Nhóm máu chuyên nhận

06:23 - 01/06/2020 Lượt xem: 8128

Nhóm máu AB là một trong những nhóm máu hiếm, được đặc trưng bởi cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương. 1. Người bình thường có đặc điểm nhóm máu như thế nào? Chúng ta chia nhóm máu dựa trên đặc điểm kháng […]

Nhóm máu AB là một trong những nhóm máu hiếm, được đặc trưng bởi cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương.

1. Người bình thường có đặc điểm nhóm máu như thế nào?

Chúng ta chia nhóm máu dựa trên đặc điểm kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể hồng cầu trong máu bệnh nhân. Thật ra, hệ thống nhóm nhóm máu rất phức tạp. Nhưng về thực tế thì hai hệ nhóm máu quan trọng nhất là hệ ABO và hệ Rhesus.

Hệ nhóm máu ABO

Gồm có 4 loại chính là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O.

    • Nhóm máu A

Có các kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Đồng thời trong máu bệnh nhân có kháng thể “chống B”.

    • Nhóm máu B

Tương tự như trên, những người máu B sẽ có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Trong máu họ sẽ có kháng thể “chống A”.

    • Nhóm máu AB

Nhóm máu AB-Nhóm máu chuyên nhận

Những đối tượng này sẽ vừa có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Họ sẽ không có kháng thể chống A hay chống B trong máu.

    • Nhóm máu O 

Hồng cầu sẽ không có kháng nguyên A hay B trên bề mặt. Đồng thời có cả kháng thể chống A và chống B trong máu.

Hệ thống nhóm máu Rhesus

Đây là một hệ thống nhóm máu quan trọng sau hệ ABO. Mà quan trọng nhất là kháng nguyên D của hồng cầu. Đây là yếu tố quyết định bệnh nhân máu “dương” hay máu “âm” như chúng ta hay nghe trên các phương tiện truyền thông. Nếu có kháng nguyên D trên hồng cầu thì người này sẽ là máu “dương”, còn không sẽ là máu âm.

2. Nhóm máu của người hình thành từ đâu?

Cá thể sẽ có nhóm máu rõ rệt sau một thời gian ngắn sau sinh. Do các gen mà di truyền từ bố và mẹ. Mỗi người sẽ cho thế hệ con của mình một gen quy định nhóm máu. Do vậy, nhóm máu là yếu tố di truyền từ cha và mẹ.

3. Vì sao nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

Kháng thể chống A, sẽ phản ứng với hồng cầu có kháng nguyên A.

Tương tự kháng thể chống B, sẽ phản ứng với hồng cầu có kháng nguyên B.

Do đó, người nhóm máu AB nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu AB. Phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên trên hồng cầu sẽ gây tan máu, tổn thương thận, truỵ tim mạch, suy hô hấp. Đe doạ nghiêm trọng tính mạng của người bệnh. Đây là tai biến do truyền nhầm nhóm máu, một điều tối kỵ và tuyệt đối tránh trong điều trị.

Đối với hệ Rhesus, Những người có máu “âm”. Tức là không có kháng nguyên D trên hồng cầu. Khi tiếp xúc với máu “dương” (trong trường hợp được truyền máu D dương, hoặc mẹ có máu “âm” mang thai trẻ máu “dương”), cơ thể của họ sẽ sinh ra kháng thể chống D. Và có thể gây phản ứng tương tự như hệ ABO.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm khảo sát dị tật và xét nghiệm máu, nhóm máu, phát hiện bất đồng nhóm máu mẹ và con. Bạn có thể đặt lịch khám, tư vấn qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua