googleb578e89369db4e48.html

Nhóm máu và chỉ định truyền máu

06:22 - 10/05/2020 Lượt xem: 595

Ở người, các nhóm máu được chia làm nhiều loại và mỗi loại có đặc trưng riêng. Theo đó, nếu chỉ định truyền nhóm máu không tương thích có thể phá vỡ kết cấu của mạch máu, gây nguy hiểm đến tính mạng của người được truyền máu. 1. Các nhóm máu  Trong cơ thể […]

Ở người, các nhóm máu được chia làm nhiều loại và mỗi loại có đặc trưng riêng. Theo đó, nếu chỉ định truyền nhóm máu không tương thích có thể phá vỡ kết cấu của mạch máu, gây nguy hiểm đến tính mạng của người được truyền máu.

1. Các nhóm máu 

Trong cơ thể con người, hệ nhóm máu AB0 là hệ nhóm máu quan trọng nhất trong thực hành truyền máu, có 4 nhóm máu chính: A, B, AB, O

Sự phân nhóm phụ thuộc vào 1 protein trên màng hồng cầu còn gọi là kháng thể. Mỗi người sẽ có một nhóm máu trong 4 loại trên. Cụ thể:

    • Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A trên màng hồng cầu.
    • Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B trên màng hồng cầu.
    • Nhóm máu AB: Hồng cầu có kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu.

Nhóm máu O : Hồng cầu không có kháng nguyên A, không có kháng nguyên B trên màng hồng cầu.

Nhóm máu và chỉ định truyền máu

Ngoài ra, hồng cầu còn có hệ nhóm máu Rh, người có kháng nguyên Rhesus trên màng hồng cầu gọi là Rh(+). Người không có kháng nguyên Rhesus trên màng hồng cầu gọi là Rh(-).

Ðây cũng là 1 nhóm máu quan trọng trong truyền máu. Việt Nam 80-85% mang nhóm Rh(+).

2. Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào?

Truyền máu là một hoạt động nhận máu hoặc các chế phẩm máu bao gồm hồng cầu lắng, tiểu cầu và huyết tương từ người khác để lưu trữ lại trong túi nhựa và truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay của người nhận. Theo đó, mục đích truyền máu cụ thể như sau:

    • Để hồi phục khối lượng tuần hoàn trong các trường hợp mất máu cấp, thay máu.
    • Chống chảy máu, cầm máu: Truyền tiểu cầu, các yếu tố đông máu.
    • Tăng cường miễn dịch: Truyền các chế phẩm bạch cầu, globulin miễn dịch, tế bào nguồn.
    • Tăng cường Hemoglobin để đảm bảo nhu cầu vận chuyển oxy

Tùy từng mục đích truyền máu mà các bác sĩ có chỉ định thích hợp cho người nhận máu.

Hoạt động truyền máu không gây cảm giác đau đớn nhưng có thể sẽ khiến người nhận khó chịu một chút, mỗi đơn vị máu thường sẽ được truyền trong khoảng từ 2 – 4 giờ.

2.1.Truyền máu toàn phần

    • Truyền khi chảy máu cấp, mất máu do nhiều lý do khác như phẫu thuật, tai nạn
    • Shock giảm thể tích tuần hoàn kèm theo có thiếu máu.
    • Thay máu

Hiện nay, việc truyền máu toàn phần ít được sử dụng hơn so với các phương pháp khác.

2.2.Truyền khối hồng cầu giảm bạch cầu

Truyền khối hồng cầu giảm bạch cầu là máu toàn phần rút bớt huyết tương và làm giảm bạch cầu bằng phương pháp ly tâm hay dùng màng lọc bạch cầu. Theo đó, phương pháp này chỉ định ở bệnh nhân giảm khối hồng cầu có truyền máu nhiều lần hoặc ghép cơ quan để giảm phản ứng đồng loài HLA, giảm nguy cơ nhiễm CMV.

2.3. Truyền khối hồng cầu

Truyền khối hồng cầu là máu toàn phần đã rút bớt huyết tương. Hematocrit khoảng 70%, huyết sắc tố đạt 220 g/l. Khối hồng cầu còn chứa nhiều bạch cầu và không còn yếu tố đông máu.

Truyền khối hồng cầu được chỉ định trong các trường hợp thiếu máu không cần phục hồi thể tích tuần hoàn (thiếu máu mãn như bệnh Thalassemia), thiếu máu ở bệnh tim, cao huyết áp.

2.4. Truyền hồng cầu rửa

nhóm máu và chỉ định truyền máu

Hồng cầu rửa là máu toàn phần đã loại bỏ huyết tương, rửa 3 lần bằng nước muối 0.9/%vô khuẩn. Theo đó, truyền hồng cầu rửa được chỉ định trong tan máu tự miễn, bệnh nhân có kháng thể kháng globulin, bệnh nhân truyền máu nhiều lần, hay có phản ứng khi truyền.

Chỉ định truyền máu phải đảm bảo nguyên tắc đúng và hợp lý, cần phải cân nhắc kỹ càng trước mỗi trường hợp có quyết định truyền máu và chế phẩm từ máu. Chỉ truyền máu khi thật sự cần thiết, thiếu thành phần nào sẽ bổ sung thành phần đó, hạn chế tối đa việc truyền máu toàn phần.

Trong trường hợp người bệnh có hiện tượng phản ứng với truyền máu thì sẽ được kê toa thuốc trước khi thực hiện những lần truyền máu tiếp theo hoặc sẽ được truyền một sản phẩm máu khác để giúp ngăn ngừa phản ứng.

 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu?

Rất tồi tệ. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Các triệu chứng có thể xảy ra như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt có thể gây ra sốc và đưa đến tử vong nhanh chóng.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem bạn nhóm máu gì; có thiếu máu hay không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone