Những ai không nên hiến máu

07:13 - 31/05/2020 Lượt xem: 826

Hiến máu không chỉ là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng mà còn mang tới cho người hiến những lợi ích không ngờ về sức khỏe. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn có một số đối tượng không nên hiến máu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin […]

Hiến máu không chỉ là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng mà còn mang tới cho người hiến những lợi ích không ngờ về sức khỏe. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn có một số đối tượng không nên hiến máu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về các đối tượng nên và không nên đi hiến máu.

1. Ai có thể hiến máu

Người được chấp nhận hiến máu là người phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định cụ thể như sau:

      • Tính chất pháp lý

Tuổi từ 18 đến 60 tuổi

Hoàn toàn tự nguyện tuyệt đối khi đi hiến máu.

Không phải người đang chịu trách nhiệm hình sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi đi hiến máu, cá nhân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ có dán ảnh như giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe,…

Người đăng ký hiến máu phải tự điền đầy đủ thông tin vào bảng khai báo hành chính và tình trạng sức khỏe, ký tên xác nhận.

      • Tình trạng sức khỏe

Lượng máu cho phép được hiến tùy vào cân nặng và thể trạng cơ thể của người hiến.

Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính theo quy định

Tỉnh táo, tiếp xúc tốt

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không quá cao hay quá thấp.

Nhịp tim đều, tần số tim trung bình.

Những ai không nên hiến máu

2. Ai không nên hiến máu

Những đối tượng không thỏa một trong các tiêu chuẩn nêu trên sẽ không được chấp thuận tham gia HM. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong thông tư số 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu, thì các đối tượng sau cần phải trì hoãn hiến máu gồm:

      • Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng

Khi phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa

Khỏi bệnh sau khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu như bệnh sốt rét, giang mai,…

Người kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn, hoặc tiêm, truyền máu, các chế phẩm máu và chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu.

Sau khi sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.

      • Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng

Sau xăm trổ trên da

Sau bấm lỗ tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc tại các vị trí khác của cơ thể

Khi có sự phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;

Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn; viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy.

      • Những người phải trì hoãn trong 04 tuần

Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sau: viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột; viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà; quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả.

Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG.

Những ai không nên hiến máu

      • Những người phải trì hoãn trong 07 ngày

Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sau: cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng; đau nửa đầu Migraine, viêm họng.

Trước hay sau chu kỳ kinh nguyệt với nữ giới.

Tiêm các loại vắc xin theo quy định.

      • Một số nghề nghiệp và hoạt động đặc thù

Người hiến máu nếu làm một số công việc và thực hiện các hoạt động đặc thù sau đây chỉ được HM trong ngày nghỉ, hoặc chỉ được thực hiện các công việc, hoạt động này sau khi hiến máu ít nhất 12 giờ:

Người làm công việc trên cao hoặc dưới độ sâu: Phi công, công nhân làm việc trên cao; lái cần cẩu, người leo núi, thợ mỏ, thủy thủ, thợ lặn;

Người vận hành các phương tiện giao thông công cộng: Lái xe buýt, lái tàu hoả, lái tàu thuỷ;

Các trường hợp khác: Vận động viên chuyên nghiệp, người vận động và tập luyện nặng.

Các đối tượng không phù hợp với các trường hợp liệt kê trên đây thì quyết định chấp nhận hay từ chối hiến máu là tùy vào thăm khám tại chỗ của các bác sĩ.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang