Những bất thường của bánh rau mẹ bầu cần chú ý
04:13 - 13/07/2020 Lượt xem: 4203
Rau thai là một cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung với chức năng cung cấp chất dinh dưỡng; thải chất thải và trao đổi khí qua máu với cơ thể mẹ. Bất thường rau thai là một bệnh lý của bánh rau; có thể gây nguy hiểm tới tính […]
Rau thai là một cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung với chức năng cung cấp chất dinh dưỡng; thải chất thải và trao đổi khí qua máu với cơ thể mẹ. Bất thường rau thai là một bệnh lý của bánh rau; có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
1. Các bất thường của bánh rau
Bất thường về mức độ bám (rau cài răng lược)
Nhau có thể bám vào tử cung quá chặt (cài răng lược), khó bong ra sau sinh, có khi ăn thủng thành tử cung và ăn lan ra thành bàng quang hay trực tràng. Khi sổ thai, nhau thường không bong tự nhiên hay bong không đầy đủ, kèm theo chảy máu nhiều.
Bệnh lý này thường gặp trên các tử cung có vết sẹo (mổ sinh nhiều lần, mổ bóc nhân xơ, nạo phá thai nhiều lần) hay trong các trường hợp nhau tiền đạo.
Vị trí bám bất thường (Rau tiền đạo)
Nhau không bám ở đáy tử cung mà bám ở thành bên hay thấp hơn, thậm chí bám vào cổ hay gần cổ tử cung (nhau tiền đạo).
Thai phụ thường hay bị xuất huyết bất thường trong thai kỳ và thai nhi dễ bị kém dinh dưỡng, sinh non, nhẹ ký. Khi người mẹ bị ra máu bất thường trong những tháng cuối, nên nghĩ đến khả năng có nhau tiền đạo và làm siêu âm chẩn đoán.
Các nguyên nhân phát sinh có thể là: u xơ tử cung, sẹo tử cung (vết mổ cũ, nạo phá thai nhiều lần), người mẹ lớn tuổi, tử cung dị dạng…
Rau bong non
Bình thường, sau sổ thai, bánh nhau sẽ bong ra. Vì một lý do nào đó (chấn thương, vỡ ối đột ngột trong đa ối); bánh nhau bong ra khi thai vẫn còn trong tử cung. Khiến thai phụ lên cơn đau bụng giống như chuyển dạ và có thể bị ra máu âm đạo.
Trong đa số trường hợp rau bong non nếu không xử trí kịp thời, thai sẽ yếu dần rồi chết.
Phù nhau thai
Bánh rau dày trên 4 cm, thường là do bệnh lý nhiễm trùng, bệnh về miễn dịch. Khi bánh nhau bị phù, chức năng của nó bị sụt giảm và thai cũng có thể bị phù, đưa đến thai chết lưu hay sinh non.
Người ta có thể nghĩ đến phù nhau khi bụng to nhanh hơn so với tuổi thai. Trong đa số trường hợp, phải chấm dứt sớm thai kỳ vì thai thường hay bị chết trong bụng và người mẹ dễ bị băng huyết sau sinh.
2. Những dấu hiệu cho biết bánh rau có bất thường
- Chảy máu âm đạo
- Đau bụng
- Đau lưng
- Cơn gò tử cung
Thai phụ nên khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng trên để loại trừ những bệnh lý của rau thai.
3. Mẹ bầu cần làm gì để giảm nguy cơ mắc các bất thường bánh rau?
Hầu hết các vấn đề liên quan đến nhau thai không thể ngăn chặn trực tiếp. Tuy nhiên, thai phụ có thể thực hiện các bước sau để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên suốt thai kỳ
- Thăm khám với bác sĩ để kiểm soát bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như cao huyết áp
- Không hút thuốc hoặc dùng thuốc bất hợp pháp
- Tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi quyết định mổ lấy thai chủ động
- Nếu đã mắc phải vấn đề về nhau thai trong thai kỳ trước và đang lên kế hoạch có thêm em bé; hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn các phương pháp giảm nguy cơ mắc phải lần nữa. Lưu ý thông báo cho bác sỹ nếu đã từng phẫu thuật tử cung; và trình bày để được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ.
Trong quá trình mang thai, siêu âm rất quan trọng cho biết độ bám của bánh rau để có thể chủ động mổ lấy thai. Nếu không nắm biết trước, khi chuyển dạ sinh sẽ dễ bị băng huyết và phải mổ cấp cứu để cầm máu.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang