Những biểu hiện của nhiễm trùng vết mổ

07:47 - 15/09/2020 Lượt xem: 2754

Nhiễm trùng vết mổ là hậu quả là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm trùng vết mổ thay đổi từ 2% – 15% tùy theo loại phẫu thuật. Khoảng trên 90% nhiễm trùng thuộc loại […]

Nhiễm trùng vết mổ là hậu quả là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm trùng vết mổ thay đổi từ 2% – 15% tùy theo loại phẫu thuật. Khoảng trên 90% nhiễm trùng thuộc loại nông và sâu.

1. Nhiễm trùng vết mổ là gì?

Nhiễm trùng vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật, trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận nhân tạo.

2. Hậu quả của nhiễm trùng vết mổ như thế nào?

Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Đây là lý do chiếm gần 90% nguyên nhân tử vong ở người bệnh.

Với một số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu thuật cấy ghép, nhiễm khuẩn vết mổ là biến chứng có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày.

3. Các loại nhiễm trùng vết mổ

Các loại nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm khuẩn vết mổ nông

Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, chỉ liên quan tới da và tổ chức dưới da và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau:

Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch;

Chảy mủ từ vết mổ nông;

Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô từ vết mổ.

Nhiễm khuẩn vết mổ sâu

Là nhiễm khuẩn tại mô mềm sâu (lớp cân cơ) của vết mổ. Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng 1 năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép. Người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau:

Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch và có chảy mủ từ vết mổ sâu;

Toác vết mổ tự nhiên hoặc phẫu thuật viên chỉ định mở vết mổ khi người bệnh sốt (≥ 38oC),

Đau nhiều hoặc phù nề tại vết mổ hoặc áp xe; hoặc bằng chứng khác liên quan tới vết mổ sâu được xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.

Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang cơ thể

Là nhiễm khuẩn tại vị trí cơ quan/khoang của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể; ngoại trừ đường rạch da, cân, cơ được mở hoặc thao tác trong quá trình phẫu thuật.

Nhiễm khuẩn này xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật; hoặc trong vòng một năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép và người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

Chảy mủ từ dẫn lưu được đặt trong khoang/cơ quan;

Áp xe hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn khác liên quan tới cơ quan/khoang được xác định qua thăm khám trực tiếp; trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.

Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô của cơ quan/khoang;

4. Nhiễm trùng vết mổ có điều trị được không?

dự phòng nhiễm trùng vết mổ

Hầu hết các nhiễm trùng có thể được điều trị bằng kháng sinh. Các loại kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn cũng như tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ cần phải phẫu thuật lại để điều trị nhiễm trùng, dẫn lưu dịch mủ trong khoang cơ thể ra ngoài hay thậm chí phải tháo bỏ các dụng cụ đã cấy ghép.

 

Bài viết liên quan

Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai