Những dấu hiệu của thai lưu mẹ bầu cần chú ý

04:51 - 08/10/2020 Lượt xem: 305

1. Thai lưu là gì? Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thai lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Cả sẩy thai và thai lưu đều được hiểu là thai đã mất nhưng 2 tình trạng này khác nhau tùy thuộc vào thời điểm […]

1. Thai lưu là gì?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thai lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Cả sẩy thai và thai lưu đều được hiểu là thai đã mất nhưng 2 tình trạng này khác nhau tùy thuộc vào thời điểm xảy ra sự cố.

2. Thai lưu có dấu hiệu gì?

      • Thai dưới 20 tuần

Thai lưu không có triệu chứng ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén. Một số người mẹ có triệu chứng bất thường nhưng không biểu hiện rõ ràng. Cụ thể, những người mẹ được xác định có thai trước đó (mất kinh, nghén, thử HCG dương tính…) phát hiện thai chết khi có các dấu hiệu sớm như:

      • Các dấu hiệu thai nghén giảm đi
      • Không còn cảm giác căng tức bầu ngực
      • Bụng không to lên…
      • Đau lưng, đau bụng
      • Ra một ít máu ở âm đạo, máu màu hồng nhạt, màu nâu hoặc nâu đậm. Có trường hợp không ra máu
      • Thai trên 20 tuần

Những dấu hiệu của thai lưu mẹ bầu cần lưu ý

Khi thai được 5 tháng tuổi trở lên Ở thời điểm này, các triệu chứng đã trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể:

Không thấy thai đạp nữa (cần chú ý vì đôi khi thành bụng dày nên thai phụ không cảm nhận rõ thai đạp hoặc sau khi thai lưu, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ khiến sản phụ hiểu lầm rằng thai đạp)

      • Bầu ngực có thể tiết sữa non
      • Bụng không lớn mà nhỏ dần đi
      • Ra máu đen âm đạo
      • Nếu thai phụ mắc một số bệnh kèm theo như nôn nghén nặng, tiền sản giật, bệnh tim… thì sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm.

3. Thai chết lưu cần phải làm gì?

Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ đề xuất phương án lấy thai ra sớm vì ảnh hưởng tới tâm lý người mẹ. Và nếu để thai lâu ngày trong thành tử cung sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu; thậm chí dẫn tới nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ.

Tuy vậy, việc điều trị thai lưu sẽ được trì hoãn đến khi có đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để tiên lượng tình trạng rối loạn đông chảy máu trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, tránh mổ lấy thai trừ khi không sinh được bằng đường âm đạo hoặc thai lưu có nguy cơ đe dọa tới tính mạng sản phụ.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?