Những điều bố mẹ cần biết khi thai to
09:25 - 26/10/2024 Lượt xem: 83 Tác giả: Kim Ngân
THAI TO CÓ TỐT KHÔNG?
Câu hỏi "Thai to có tốt không?" đang trở thành chủ đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Với sự phát triển của y học, việc hiểu rõ về thai to không chỉ giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn mà còn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về thai to, nguyên nhân, nguy cơ cũng như những lời khuyên cần thiết cho mẹ bầu.
Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng, thai đủ tháng trên 3,5kg được gọi là thai to. Tuy nhiên, việc đánh giá thai to hay không còn phụ thuộc vào tốc độ phát triển của thai ở từng tuần tuổi.
1. Thai to là gì?
Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nước ta hiện nay là khoảng 3.000 – 3.200g, nặng hơn so với những năm chiến tranh trước đây (cân nặng các cháu chỉ từ 2.800 – 3.000g). Đối với các nước phương Tây, trẻ sơ sinh từ 4.000g trở lên mới gọi là thai to hay thai thừa cân. Ở nước ta, các thầy thuốc sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên con trên 3.500g đã được đánh giá là to.
2. Nguyên nhân gây thai to
Sức khỏe và thể lực bà mẹ: hai bà mẹ có chế độ dinh dưỡng như nhau nhưng bà mẹ nào cao lớn, mạnh khỏe hơn thì con cũng thường to khỏe hơn.
Con đẻ lần sau (con rạ) thường có cân nặng lớn hơn lần trước.
Bệnh tật của bà mẹ: nếu bà mẹ béo phì, đặc biệt nếu bị bệnh tiểu đường thì cân nặng của con chắc chắn sẽ vượt quá mức bình thường. Vì thế, khi có trẻ sơ sinh nặng cân, bao giờ bác sĩ cũng phải kiểm tra lại bà mẹ xem có bỏ sót bệnh tiểu đường hay không.
3. Nguy cơ của thai to đối với mẹ và con
Thai quá to có thể gây những ảnh hưởng không tốt và tăng các nguy cơ cho mẹ và bé như:
Nguy cơ cho mẹ
- Chuyển dạ kéo dài hoặc mổ lấy thai.
- Vỡ tử cung.
- Tổn thương đường sinh dục mẹ. Đôi khi các tổn thương này rất nghiêm trọng và khó phục hồi hoàn toàn.
- Băng huyết sau sinh.
- Nhiễm trùng sau sinh, hậu sản.
- Nguy cơ về sau là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp mạn tính.
Nguy cơ đối với bé
- Kẹt vai trong lúc sinh.
- Gãy xương, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
- Thai to cũng làm tăng nguy cơ trẻ hít phân su, hạ đường huyết, rối loạn chuyển hóa, đa hồng cầu, vàng da, suy hô hấp cấp sau sinh … Tăng tỉ lệ trẻ phải nằm viện kéo dài hoặc nhập đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU).Nguy cơ béo phì.
- Rối loạn chuyển hóa sau sinh.
4. Mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi thai to
- Nên đi khám thai tại các cơ sở Y tế uy tín để đánh giá tổng thể sức khoẻ của mẹ và thai nhi, sàng lọc các bệnh lý liên quan...
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tư vấn lựa chọn phương pháp sinh ở những tuần thai cuối
- Sau sinh: Em bé thường hay bị hạ đường huyết (đặc biệt là khi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ). Vì vậy thai to cần được theo dõi sát, chăm sóc cẩn thận để tránh hạ đường huyết, suy hô hấp sau sinh.
5. Làm sao để biết thai to?
Có một số phương pháp chẩn đoán thai to như: Theo dõi cân nặng của mẹ, đo chiều cao tử cung và vòng bụng của mẹ, siêu âm chẩn đoán.
Trong đó siêu âm là phương pháp có độ tin cậy cao, qua siêu âm bác sĩ có thể theo dõi biểu đồ tăng trưởng các chỉ số của thai và so sánh với số liệu tham chiếu chuẩn, giúp chẩn đoán sớm thai to và phát hiện những bất thường kèm theo nếu có.
Lưu ý: Độ sai số của cân nặng thai nhi phụ thuộc vào máy siêu âm và bác sĩ siêu âm. Vì vậy mẹ nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng trang thiết bị và các y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để được đưa ra kết quả siêu âm, thăm khám và tư vấn chính xác nhé!
6. Thai to có nên sinh thường không?
Thực tế vẫn có thai phụ mang thai 2 kg không thể sinh thường được, nhưng vẫn có trường hợp thai 4kg vẫn sinh thường được. Điều này phụ thuộc vào việc tiên lượng cuộc chuyển dạ của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ phải khám thai, theo dõi, hỏi tiền sử, khám khung chậu của người mẹ, tiên lượng về cân nặng của thai nhi qua siêu âm, ước lượng lâm sàng...
Các bác sĩ sản khoa nói chung đều muốn thai phụ sinh thường vì điều này tốt cho mẹ và em bé. Nhưng với những thai to trên 3.5kg, bác sĩ thường không bắt buộc bệnh nhân sinh thường. Nếu tiên lượng thai nhi nặng 4kg thì thường sẽ chỉ định mổ, không khuyến khích đẻ thường những trường hợp này vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thai to tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và thai. Vì vậy, việc thăm khám định kì là điều rất quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề và nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé. Nếu mẹ đang tìm kiếm một địa chỉ để theo dõi thai kì cũng như thực hiện các xét nghiệm đánh giá sức khoẻ thì Phòng khám 43 Nguyễn Khang là một địa chỉ mà mẹ nên tham khảo. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.