googleb578e89369db4e48.html

Những điều cần biết về cấy que tránh thai

13:53 - 13/04/2022 Lượt xem: 1646 Tác giả: Thanh Nga

Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện lợi, an toàn, tiết kiệm... Que cấy có dạng nhỏ như que diêm, có chứa hormone progesterone được cấy dưới cánh tay sẽ giúp chị em “an toàn” từ 3 - 5 năm.

1. Que cấy tránh thai là gì?

Que cấy tránh thai là một thanh nhựa nhỏ có chứa nội tiết tố được cấy dưới da cánh tay. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Khi cấy que ngừa thai, Bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của bạn (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da. Thủ thuật khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Bạn sẽ cảm nhận que cấy giống như một cây tăm ở dưới da. Khi tháo bỏ thì Bác sĩ cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ gắp ra nhẹ nhàng.

2. Ưu điểm của que cấy tránh thai

Hiệu tránh thai quả cao: Ưu điểm của cấy que tránh thai được nhiều chị em quan tâm là mang lại hiệu quả tránh thai cao đến trên 99,5%. Phù hợp với các chị em có ý định tránh thai dài hạn và không muốn áp dụng đặt vòng tránh thai.

- Phù hợp với nhiều đối tượng: Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có tình trạng sức khỏe ổn định đều có thể sử dụng biện pháp cấy que tránh thai: Phụ nữ trên 40 tuổi, người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, u xơ tử cung…

- Có thể áp dụng biện pháp này cho phụ nữ đang cho con bú mà không lo lắng bị mất sữa; ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ hay ảnh hưởng đến con nhỏ qua đường sữa mẹ.

- Một vài nghiên cứu còn cho thấy, cấy que tránh thai làm giảm nguy cơ mắc u xơ tử cung và làm kìm hãm sự phát triển về kích thước khối u xơ. Cấy que phù hợp với mọi lứa tuổi; kể cả với những chị em có cơ địa không hợp với Estrogen.

3. Nhược điểm của que cấy tránh thai

  • Có thể gặp một số tai biến khi cấy que: tụ máu, nhiễm trùng chỗ cấy, dị ứng, que cấy dịch chuyển (thường dưới 2cm). Các tai biến này có tỷ lệ khá thấp chỉ từ 0,2-1%.
  • Tăng cân

tăng cân là tác dụng phụ khi cấy que tránh thai

  • Cảm giác khô rát khi quan hệ

4. Tác dụng phụ của que cấy tránh thai

Tác dụng phụ thường gặp nhất của que tránh thai là gây ra một số xáo trộn nhẹ về chu kỳ kinh nguyệt như chu kỳ hành kinh thưa hơn và giảm dần lượng máu kinh. Có khoảng 30% phụ nữ sau cấy que gặp hiện tượng vô kinh. Các hiện tượng như giảm ham muốn tình dục, tăng cân bất thường, đau đầu, căng tức ngực rất hiếm gặp.

Nên đến khám tại các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện cấy que tránh thai để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng.

5. Khi nào bạn có thể cấy que

Bạn có thể cấy que bất cứ lúc nào miễn là bạn chắc chắn mình không mang thai. Thường là cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh (tức là 5 ngày đầu kể từ ngày ra kinh đầu tiên) hoặc trong vòng 5 ngày đầu sau sẩy thai, trong vòng 21 ngày ngay sau sinh. Nếu đúng những thời điểm này thì bạn không cần dùng gì thêm. Tuy nhiên nếu không đúng thì bạn phải dùng thêm bao cao su hỗ trợ nếu có quan hệ trong vòng 7 ngày sau cấy.

6. Một số trường hợp không nên cấy que

  • Có khả năng đang mang thai. Trước khi cấy bạn có thể cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn mình không mang thai. Không muốn chu kỳ kinh bị thay đổi
  • Uống một số thuốc có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai ví dụ như thuốc điều trị HIV, lao, động kinh…
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ
  • Có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng, bệnh huyết khối.

7. Quy trình cấy que tránh thai

-Trước khi cấy que: Trước khi tiến hành cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ đánh giá về tính ổn định của que cấy tránh thai (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm) và thảo luận các vấn đề sức khỏe.

-Thực hiện thủ thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ thuốc gây tê ở phía trong cánh tay không thuận của bạn.
  • Sau khi thuốc gây tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai ở vùng dưới da cánh tay bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Sau khi thực hiện cấy xong sẽ được quấn băng tại chỗ cấy trong 24 giờ. Việc cấy que tránh thai thường diễn ra trong vòng vài phút.

-Sau khi cấy: sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi cấy que và các trường hợp phải gặp bác sĩ.

8. Quy trình tháo que tránh thai

Tháo que cấy tránh thai:

  • Trước hết, bác sĩ sẽ tiêm một mũi gây tê vào ngay bên dưới phần cuối của que cấy tránh thai.
  • Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở trên da và phần cuối của que cấy sẽ được đẩy qua vết rạch nhỏ này.
  • Sau đó vùng phẫu thuật sẽ được băng lại ngay sau đó.

Thông thường, việc tháo que cấy tránh thai mất khoảng vài phút. Sau khi tháo que tránh thai, nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa

9. Có thể có thai trở lại sau khi lấy que tránh thai ra không?

Que cấy tránh thai là một dụng cụ dễ dàng tháo lắp. Nếu có ý định có con, hãy đến gặp bác sĩ để được tháo que tránh thai an toàn. Sau khi tháo que cấy tránh thai ra, hầu hết người dùng đều có lại kinh nguyệt bình thường và có khả năng mang thai trong vòng một tháng sau đó.

Que cấy tránh thai là biện pháp tránh thai hiện đại. Tuy nhiên, để sử dụng được biện pháp tránh thai này một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
TIN VUI: Bạn vẫn còn cơ hội tiêm phòng HPV