googleb578e89369db4e48.html

Những điều cần biết về giảm đau khi sinh

14:36 - 21/10/2022 Lượt xem: 613 Tác giả: Thanh Nga

Có nhiều phương pháp giảm đau khi sinh, tuy nhiên việc lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp, an toàn vẫn đang là câu hỏi thắc mắc của nhiều bà bầu về độ an toàn và hiệu quả. Bởi vậy, việc hiểu biết về các phương pháp giảm đau là cần thiết giúp bà bầu vượt qua quá trình sinh con một cách tốt nhất.

1. Tại sao cần phải giảm đau khi sinh?

  • Đau trong lúc chuyển dạ sẽ làm cho sản phụ đau đớn, vật vã... nên rất dễ kiệt sức.
  • Cảm giác đau sẽ tăng dần từ lúc sản phụ bắt đầu chuyển dạ cho đến lúc sinh.
  • Thực hiện giảm đau khi sinh sẽ làm cho sản phụ giảm cảm giác đau khi chuyển dạ, giúp cho sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

2. Cách làm giảm cơn đau đẻ

Giảm đau khi sinh trong sản khoa được chia ra 2 nhóm phương pháp: Phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc.

  • Phương pháp không dùng thuốc bao gồm: bấm huyệt, châm cứu, tâm lý liệu pháp, âm nhạc, thôi miên, thủy liệu pháp, tư thế khi sanh, ...
  • Phương pháp dùng thuốc bao gồm: Thuốc gây nghiện đường tĩnh mạch, khí mê và gây tê vùng (Gây tê ngoài màng cứng (NMC), gây tê tủy sống hoặc phối hợp gây tê NMC - tê tủy sống.

Hiện nay, phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé đối với cả trường hợp sinh thường hay sinh mổ. Với những sản phụ đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, nếu có chỉ sinh mổ lấy thai, họ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng, nồng độ lớn hơn để mổ.

Đặc biệt việc sử dụng thuốc tiêm giảm đau này có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau của sản phụ trong quá trình vượt cạn. Bác sĩ có thể điều chỉnh linh hoạt loại thuốc giảm đau, liều lượng và cường độ của thuốc như thế nào để phù hợp. Bởi cơ địa của mỗi người thường không giống nhau, có trường hợp cùng một loại thuốc, cùng liều lượng nhưng có người giảm đau tốt và cũng sẽ có người không phù hợp.

3. Giảm đau khi sanh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì?

  • Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp hiệu quả giúp sản phụ giảm đau trong lúc chuyển dạ và lúc sinh.
  • Bác sĩ gây mê sẽ tiêm, truyền thuốc tê vào một dây truyền nhỏ đặt trong khoang ngoài màng cứng ở lưng của sản phụ. Sản phụ sẽ giảm đau bụng sau khi tiêm thuốc tê 5-10 phút. Thuốc được truyền liên tục để giảm đau cho sản phụ đến sau sinh.
  • Sau sinh, nhân viên y tế sẽ rút dây truyền và cảm giác của sản phụ sẽ về bình thường.

Lợi ích của gây tê ngoài màng cứng: Giảm đau cho sản phụ làm sản phụ không mất sức trong quá trình chuyển dạ, không ảnh hưởng đến sức dặn của người mẹ. Không ảnh hưởng đến chỉ định sản khoa

4. Có gì bất lợi khi sản phụ được giảm đau?

  • Sau khi gây tê, sản phụ có thể có cảm giác nặng hai chân và tê nhẹ, huyết áp có giảm nhẹ thoáng qua làm sản phụ thấy choáng váng, buồn nôn hay ớn lạnh thoáng qua. Các triệu chứng sẽ nhanh chóng mất đi mà không cần điều trị.
  • Sau sanh, một số sản phụ có thể bị nhức đầu khi ngồi dậy hoặc đau lưng nơi tiêm. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp (khoảng 0,04%), tình trạng đau lưng sẽ phục hồi hoàn toàn.

5. Bé sinh ra có ảnh hưởng gì khi mẹ làm giảm đau?

Do dùng thuốc nồng độ thấp nên phương pháp này không ảnh hưởng đến em bé sơ sinh.

6. Khi nào sản phụ không được làm giảm đau khi sanh?

Phương pháp này không phù hợp nếu sản phụ đang bị sốt, nhiễm trùng da vùng lưng, đau cột sống, chảy máu bất thường hay dị ứng với thuốc tê.

7. Sản phụ cần làm gì khi cần giảm đau?

  • Vui lòng tham khảo ý kiến Bác sĩ sản khoa và Bác sĩ gây mê hồi sức.
  • Khi có nhu cầu được giảm đau, sản phụ báo cho bác sĩ hay nữ hộ sinh biết. Sau đó, sản phụ sẽ được tư vấn và khám xem có đủ điều kiện để được thực hiện giảm đau chuyển dạ không.
  • Sản phụ sẽ được yêu cầu nằm nghiêng hay ngồi cong lưng để bác sĩ tiến hành gây tê giảm đau cho sản phụ. Khi sinh, do có thuốc giảm đau nên cảm giác mót rặn bị giảm nhiều, sản phụ cần “rặn đẻ” theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý