Những điều cần biết về nhiễm khuẩn sau đẻ
09:58 - 05/04/2022 Lượt xem: 445 Tác giả: Thanh Nga
Nhiễm khuẩn sau đẻ là những trường hợp nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục( Hay gặp nhất từ vùng rau bám) và trong thời kỳ sau đẻ( 6 tuần đầu sau đẻ).Nhiễm khuẩn sau đẻ là một trong 5 tai biến sản khoa gây nên các biễn chứng( Chửa ngoài tử cung, vô sinh…) và có thể gây tử vong cho sản phụ rất cao. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn sau đẻ có thể phòng tránh được vì nguyên nhân đã biết. Vì vậy, thực hiện tốt các biện pháp dự phòng sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau đẻ, đồng thời chăm sóc chu đáo sản phụ chu đáo để phát hiện sớm xử lý kịp thời nhiễn khuẩn sau đẻ, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.
1, Các yếu tố nguy cơ
- Do các loại vi khuẩn
- Ái khí: Liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…( Gram âm và Gram dương)
- Kỵ khí: Clostridium, Bacteroide, mủ xanh…
- Đường xâm nhập của vi khuẩn
- Vi khuẩn vào cơ thể qua vùng rau bám ở tử cung: Nhất là khi sót rau, sót màng.
- Từ niêm mạc tử cung: Nhất là khi bế sản dịch.
- Từ vết thương đường sinh dục: Rách, cắt tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung.
- Yếu tố thuận lợi
- Từ phía sản phụ
- Thể trang mẹ kém( thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, suy dinh dưỡng hoặc bị mệt mỏi trong khi chuyển dạ…)
- Mẹ bị nhiễm khuẩn từ trước.
- Từ dụng cụ
-Do vô khuẩn sản khoa không tốt như: Dụng cụ, rửa tay, bông bang gạc, khăn mổ…thăm khám trước, trong và sau khi đẻ không đảm bảo vô khuẩn, thăm khám nhiều lần.
- Từ phía thầy thuốc
- Do thiếu vệ sinh trong khi chăm sóc trước,trong và sau đẻ.
- Các thủ thuật sản khoa làm không đúng chỉ định và không vô khuẩn tốt( bóc rau, kiểm soát tử cung, cắt tầng sinh môn…)
- Những trường hợp đẻ rơi, đỡ đẻ tại nhà do các bà mụ không đào tạo chính quy.
2, Các hình thái nhiễm khuẩn sau đẻ
2.1 Nhiễm khuẩn âm hộ, tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung.
Là hình thức nhẹ nhất của nhiễm khuẩn sau đẻ.
- Nguyên nhân
- Mẹ bị nhiễm khuẩn từ trước.
- Do rách, cắt tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung mà không khấu hoặc khâu không đúng kỹ thuật, chăm sóc sau đẻ không tốt.
- Quên gạc,meche trong âm đạo.
- Triệu chứng
- Xuất hiện sau đẻ 3-4 ngày
- Toàn thận: Có hội chứng nhiễm khuẩn nhẹ: Mệt mỏi, sốt nhẹ 38-38,5C
- Tại chỗ: Thấy rõ chỗ rách hoặc chỗ khâu bị viêm tấy, sung, nóng, đỏ, đau, chảy dịch vàng,mủ.
- Sản dịch bình thường, tử cung co tốt.
Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng.
2.2 Nhiễm khuẩn tử cung
2.2.1 Viêm niêm mạc tử cung
Là hình thái nhẹ của nhiễm khuẩn tử cung và là một hình thái thường gặp nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng khác nặng hơn, như viêm tử cung toàn bộ,viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn máu…
*Nguyên nhân
- Nhiễm khuẩn từ trước
- Nhiễm khuẩn ối, ối vỡ non, ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài
- Sót rau, sót màng
- Bế sản dịch
- Làm các thủ thuật, phẫu thuật không vô khuẩn
- Quên gạc, meche trong tử cung khi mổ
*Triệu chứng
-Xuất hiện sau đẻ 3-4 ngày
-Toàn thân: Hội chứng nhiễm khuẩn: Mệt mỏi khó chịu, sốt 39-39,5C, mạch nhanh
-Tại chỗ: Sản dịch hôi, lẫn mủ, có thể ra máu đỏ tươi kéo dài, cổ tử cung hở, thân tử cung co hồi kém, mật độ mềm, ấn đau.
-Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng…Siêu âm có thể thấy rau trong tử cung, cấy sản dịch tìm nguyên nhân gây bệnh.
2.2.2 Bế sản dịch
*Nguyên nhân
- Do tư thế tử cung
- Do sản phụ không vận động sau sinh
- Sau những trường hợp mổ đẻ chủ động
- Co thắt cổ tử cung do nguyên nhân tâm lý
*Triệu chứng
Giống như viêm niêm mạc tử cung, nhưng sản dịch ra rất ít hoặc không ra. Khám thấy cổ tử cung chít chặt. Khi nong cổ tử cung và kích thích tử cung sẽ thấy sản dịch trào ra mùi hôi, lẫn máu, mủ.
2.2.3 Viêm tử cung toàn bộ
*Nguyên nhân
Hình thái này hiếm gặp về phẫu thuật, không những lớp niêm mạc tử cung bị nhiễm khuẩn, mà còn có thể có những ổ mủ trong lớp cơ tử cung. Là biến chứng của viêm nội mạc tử cung hặc bế sản dịch không được điều trị.
*Triệu chứng
- Xuất hiện sau đẻ 5-7 ngày
- Toàn thân: Có hội chứng nhiễm khuẩn nặng: Li bì, thể trạng suy sụp, sốt cao 39,5-40C, Sốt dao động
- Tại chỗ: Sản dịch hôi, thối, lẫn mủ, có thể màu đen bẩn( hoại tử). Tử cung co hồi kém, mật độ mềm, ấn đau
- Cận lâm sàng:Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng…Siêu âm có thể thấy rau trong tử cung, ổ hoại tử xuất huyết trong cơ tử cung, cấy sản dịch có thể xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Tiến triển có thể thủng tử cung gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết.
2.3 Nhiễm khuẩn quanh tử cung
2.3.1 Viêm phần phụ, viêm dây chằng rộng
*Nguyên nhân
- Do các viêm nhiễm phía dưới không được điều trị lan lên
- Do tổn thương tử cung trong đẻ
*Triệu chứng
-Xuất hiện muộn sau đẻ 8-10 ngày
-Toàn thân: Hội chứng nhiễm khuẩn nặng: Li bì, thể trạng suy sụp, sốt cao 39-40C, dao động
-Đau vùng hạ vị và hai bên hố chậu
-Tại chỗ: Sản dịch hôi, bẩn, lẫn mủ, máu đỏ tươi, tử cung co hồi kém, mật độ mềm, không rõ ranh giới, di động hạn chế, ấn rất đau.
-Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng…Siêu âm thấy khối viêm cạnh tử cung, cấy sản dịch có thể xác định nguyên nhân gây bệnh.
-Tiến triển có thể gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, áp xe.
2.4 Viêm phúc mạc
2.4.1 Viêm phúc mạc tiểu khung
*Nguyên nhân
-Do các viêm nhiễm phía dưới không được điều trị hoặc điều trị không kết quả
-Do tổn thương tử cung trong đẻ gây tụ máu trong tiểu khung
*Triệu chứng
-Xuất hiện muộn sau đẻ 7-15 ngày
-Toàn thân: Hội chứng nhiễm khuẩn nặng: Li bì, thể trang suy sụp, sốt cao 39-40 C, dao dộng. Đau vùng hạ vị, hai bên hố chậu.
- Buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện hay hội chứng giả ly, bụng vùng hạ vị chướng nhẹ, có phản ứng phúc mạc, phản ứng thành vụng vùng hạ vị
- Cân lâm sàng: Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng…cấy sản dịch có thể xác định nguyên nhân gây bệnh..
-Tiến triển có thể gây viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm khuẩn huyết, áp xe tiên lượng nặng
2.5 Nhiễm khuẩn máu
Là hình thái nhiễm khuẩn nặng nhất sau sinh, có tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề, vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng tan huyết.
- Nguyên nhân
- Do các viêm nhiễm phía dưới, viêm phúc mạc không được điều trị hoặc điều trị không kết quả
- Sau mổ lấy thai bị biến chứng, sau vỡ tử cung
- Triệu chứng
- Xuất hiện muộn sau đẻ 7-15 ngày, có thể sớm hơn sau đẻ vài ngày.
- Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng: Sốt cao, dao động, rét run, thể trạng suy sụp, vẻ mặt hốc hác…Có thể có sốc nhiễm khuẩn: mạch nhanh nhỏ, vã mồ hôi, tụt huyết áp, hôm mê…
- Hội chứng tan huyết: da xanh, thiếu máu, đi tiểu nước tiểu máu hồng, đỏ, có hemoglobin trong nước tiểu, xét nghiệm máu hồng cầu, bạch cầu giảm. hội chứng rối loạn nước và điện giải: toan máu.
- Hội chứng nhiễm khuẩn hậu sản: tử cung to, mật độ mềm, ấn đau, sản dịch hôi, lẫn máu mủ.
- Có thể có các ổ áp xe nhỏ ở gan, phổi, não… cấy máu, sản dịch tìm nguyên nhân gây bệnh.
3, Phòng bệnh
- Quản lý thai nghén.
- Phát hiện sớm và điều trị các bệnh viêm sinh dục trước đẻ.
- Đảm bảo vô khuẩn, khử khuẩn trong thăm khám, đỡ đẻ và làm các thủ thuật, không thăm khám nhiều lần trong khi theo dõi chuyển dạ nhất là khi ối đã vỡ, những trường hợp ối vỡ non, ối vỡ sớm nên cho kháng sinh sớm, đặc biệt khi vỡ ối trên 6 giờ.
- Nếu nghi ngờ sót rau phải kiểm soát tử cung, theo dõi chăm sóc hậu sản tốt, phát hiện sớm các nhiễm khuẩn nhẹ, điều trị sớm triệt để tránh các biến chứng nặng.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.