Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh?
09:04 - 29/05/2022 Lượt xem: 590 Tác giả: Thanh Nga
Đối với trẻ sơ sinh khi mới chào đời, trẻ cần được nhận sự chăm sóc đặc biệt từ những người xung quanh mình. Một trong những vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh là nắm rõ giờ tắm cho trẻ theo tháng tuổi, từ đó cơ thể con luôn sạch sẽ và thoải mái. Tắm cho trẻ sơ sinh là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong thời gian mới chào đời, trẻ còn vô cùng yếu ớt.
Tắm cho trẻ sơ sinh là niềm vui cho cả bố mẹ và bé. Tuy nhiên môi trường tắm lại trơn trượt, nếu như bé không hợp tác và cựa quậy nhiều sẽ gây ra vài khó khăn. Do đó, phụ huynh cần tắm rõ những cách tắm cho bé sơ sinh cơ bản trước khi bắt đầu thực hiện.
1. Ngay sau sinh có nên tắm cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sinh ra thường có lớp sáp và nước ối phủ trên người. Theo các chuyên gia, đây là lớp màng bảo vệ bé từ trong bụng mẹ nên khi bé ra đời, lớp màng này vẫn còn giữ nguyên chất làm mềm da và miễn dịch cho bé. Việc tắm sạch lớp màng này ngay lập tức sau sinh sẽ khiến cho da bé bị khô hơn. Các mẹ giữ lớp màng này trên da trong vòng 24h để giúp bé chống lại các vi khuẩn, nấm, thậm chí là bệnh viêm phổi hay viêm màng não.
Bên cạnh đó, nếu ngay khi vừa ra đời bé đã được đưa đi tắm sẽ làm thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể bé, dễ khiến bé hoảng sợ và khóc. Việc bé khóc vì cảm giác sợ có thể sản sinh ra một loại hooc môn căng thẳng không tốt cho sức khỏe bé sơ sinh.
2. Tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào?
Cha mẹ nên cho con tắm vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là vào khoảng 10 - 11 giờ sáng hoặc từ 15 - 16 giờ. Không nên tắm quá lâu, chỉ từ 4 - 5 phút cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Bố mẹ có thể tham khảo giờ tắm cho trẻ theo tháng tuổi dưới đây:
- Dưới 3 tháng: Trước 10 giờ sáng.
- Từ 3-6 tháng: Trước 12 giờ trưa.
- Từ 6-12 tháng: Trước 3 giờ chiều.
- Từ 12- 36 tháng: Trước 5 giờ 30 phút chiều.
Ngoài ra, tùy thuộc vào các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ và tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ có thể điều chỉnh thời gian tắm cho trẻ sao cho hợp lý. Đặc biệt, bố mẹ cần tránh tắm cho trẻ vào những lúc con đang đói hoặc khi con vừa ăn xong để tránh xảy ra tình trạng trẻ bị nôn trớ, khó chịu.
3. Tắm cho trẻ sơ sinh an toàn
Tư thế tắm cho bé: Khi em bé tắm nên để bé ngồi thoải mái trên một chiếc ghế thấm. Bế bé trên cánh tay trái hoặc phải, đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay. Phần mông của trẻ được đặt lên đùi của mẹ.
Rửa mặt: Dùng khăn mềm thấm nước ấm, vắt khô rồi nhẹ nhàng lau mặt, lau mắt, sống mũi, tai, cổ cho bé.
Gội đầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt lỗ tai của trẻ để tránh nước có thể vào tai bé trong quá trình tắm gội. Dùng tay phải gội đầu cho trẻ bằng cách xoa nhẹ nhàng để lấy đi những tế bào chết có trên da bé bằng nước ấm, sau đó dùng khăn lau khô tóc bé.
Tắm toàn thân: Cởi quần áo, tã giấy ra khỏi người bé. Cho bé vào thau tắm, tắm toàn thân cho trẻ bằng sữa tắm. Khi tắm các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch vùng kín, bẹn, khủy tay, khủy chân, mông, nách...
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Trong trường hợp này mẹ cần tắm cẩn thận và tuyệt đối không để nước rơi vào cuống rốn của bé nhằm tránh nhiễm trùng.
4. Chăm sóc cho trẻ sau khi tắm
Sau khi bé được tắm xong, mẹ nhanh chóng lâu khô người bằng khăn mền sạch rồi thoa phấn rôm vào phần: Cổ, nách, ngực, bẹn, mông, khủy tay, khủy chân.
Trẻ chưa rụng rốn, mẹ nên dùng cồn 70 độ để sát trùng và nhẹ nhàng thay băng rốn cho trẻ. Nếu phát hiện rốn trẻ sưng tấy, có mủ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị nhanh nhất.
Cuối cùng mặc tã giấy, quần áo sạch, bao chân, bao tay, mũ, khăn cho bé.
5. Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường xung quanh, sức khỏe của trẻ… cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc bố mẹ tắm cho con. Do đó, để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh một cách tốt nhất, giúp con có cơ thể khỏe mạnh, bố mẹ cũng nên lưu ý những điều dưới đây khi tắm cho trẻ:
- Không tắm cho trẻ khi sức khỏe con đang không được ổn định, ví dụ trẻ bị ốm, mệt mỏi hoặc khi con vừa ốm dậy.
- Không tắm vào thời điểm trẻ đang đói hoặc đang buồn ngủ vì việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
- Chuẩn bị kỹ, chu đáo những đồ dùng, dụng cụ cần thiết trước khi tắm cho trẻ sơ sinh để quá trình tắm diễn ra thuận lợi nhất có thể.
- Không tắm cho trẻ quá lâu để hạn chế nguy cơ trẻ bị cảm lạnh.
- Tắm cho trẻ trong phòng kín, giữ phòng ở nhiệt độ ấm vừa phải. Chuẩn bị nước tắm với nhiệt độ phù hợp (khoảng 38 độ C).
- Tắm vào khung giờ cố định để thiết lập thói quen cho trẻ.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo ngại hay không? Nguyên nhân và cách khắc phụcCân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO
Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm hay không?
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được