Những lưu ý trong quá trình phẫu thuật nhau cài răng lược
08:06 - 14/07/2020 Lượt xem: 694
1. Chuẩn bị trước phẫu thuật nhau cài răng lược – Khi có chẩn đoán nghi ngờ nhau cài răng lược (NCRL): tư vấn cho sản phụ và người nhà nguy cơ của NCRL; phương pháp mổ và các di chứng như: thai non tháng, băng huyết, truyền máu; cắt tử cung, nhiễm trùng, chăm […]
1. Chuẩn bị trước phẫu thuật nhau cài răng lược
– Khi có chẩn đoán nghi ngờ nhau cài răng lược (NCRL): tư vấn cho sản phụ và người nhà nguy cơ của NCRL; phương pháp mổ và các di chứng như: thai non tháng, băng huyết, truyền máu; cắt tử cung, nhiễm trùng, chăm sóc đặc biệt do tổn thương đường niệu; ruột, có khả năng phẫu thuật nhiều lần, thậm chí tử vong mẹ.
– Điều trị thiếu máu thiếu sắt nếu có. Duy trì Hb > 11 g/dl trước phẫu thuật (trừ cấp cứu).
– Hỗ trợ phổi từ 28 – 34 tuần.
– Tùy vào tình trạng của bệnh nhân để xác định thời điểm nhập viện (tối thiểu 1 tuần trước thời điểm chấm dứt thai kỳ).
– Bệnh nhân phải được điều trị tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ và sơ sinh, có ngân hàng máu.
– Bệnh nhân phải được phẫu thuật bởi các phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật vùng chậu; bóc tách rộng đoạn dưới tử cung, chu cung và bàng quang.
– Khi cần thiết có thể phối hợp thêm các chuyên khoa như mạch máu, niệu khoa, ngoại khoa, gây mê hồi sức, huyết học, sơ sinh và chẩn đoán hình ảnh để được chẩn đoán và lên kế hoạch can thiệp một cách tích cực và an toàn cho sản phụ.
– Chuẩn bị đầy đủ máu và chế phẩm của máu tại thời điểm phẫu thuật.
– Đặt thông tiểu với ống thông Foley niệu đạo số 18 – 20 và thông niệu quản 2 bên trước mổ.
2. Nguyên tắc phẫu thuật
– Cá thể hóa từng trường hợp.
– Phẫu thuật trong nhau cài răng lược gồm:
- Phẫu thuật mổ lấy thai, tránh bánh nhau
- Cắt tử cung toàn phần trong trường hợp nhau cài răng lược thể nặng; phức tạp hoặc huyết động bệnh nhân không ổn định, chảy máu nhiều.
- Bảo tồn tử cung theo quy trình kĩ thuật trong các trường hợp sản phụ trẻ tuổi; mong muốn giữ tử cung, không xuất huyết nhiều trước phẫu thuật, huyết động ổn định và ở các thể rau cài răng lược Accreta, Increta, hoặc Percreta một phần.
– Nắm rõ phân bố mạch máu tử cung và các nhánh nối liên quan; cấu trúc giải phẫu và các mạch máu vùng chậu để giảm mất máu và tránh tổn thương và biến chứng trong phẫu thuật
– Dự đoán và đánh giá được những khó khăn trước và trong lúc phẫu thuật; đặc biệt là đánh giá vị trí và mức độ xâm lấn của bánh nhau.
3. Xử trí đối với những dạng rau cài răng lược khác nhau
- Placenta accreta: có thể nạo, phẫu thuật bảo tồn hoặc cắt bỏ tử cung.
- Placenta increta: nguy cơ phải cắt bỏ tử cung để cứu sản phụ lên đến 50-60% trường hợp.
- Placenta percreta: Nhau cài răng lược ở mức độ này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, nhất là nguy cơ tử vong ở người mẹ rất cao. Cuộc phẫu thuật để xử trí nhau cài răng lược mức độ này cần bác sĩ có kinh nghiệm; vì bánh nhau ăn sâu vào tử cung khi bóc ra sẽ khiến máu chảy ồ ạt, gây rối loạn đông máu, cuộc mổ kéo dài và phải cắt bỏ tử cung.
Nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp, nên trước đây thường ít được quan tâm và chẩn đoán dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, gần đây bệnh này đã tăng lên nhiều do chỉ định mổ lấy thai rộng rãi hơn và có những trường hợp mổ theo yêu cầu. Nhau cài răng lược góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang