Những rủi ro của việc sinh mổ lấy thai
07:52 - 09/08/2020 Lượt xem: 557
Sinh mổ là phương pháp sinh giúp đưa em bé ra ngoài một cách nhanh chóng. Giảm đau đớn cho sản phụ trong lúc chuyển dạ. Tuy nhiên, cũng giống như bao hình thức phẫu thuật lớn khác; hình thức mổ đẻ cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ […]
Sinh mổ là phương pháp sinh giúp đưa em bé ra ngoài một cách nhanh chóng. Giảm đau đớn cho sản phụ trong lúc chuyển dạ. Tuy nhiên, cũng giống như bao hình thức phẫu thuật lớn khác; hình thức mổ đẻ cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn bé.
Những rủi ro có thể gặp ở em bé bao gồm:
Gặp vấn đề hô hấp: Trẻ sinh mổ thường cảm thấy khó thở hơn. Bởi vì khi sinh thường, những cơn co thắt tử cung của người mẹ rất có lợi cho phổi của bé.
Nguy cơ hen suyễn: Một loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột cũng được cho là nguyên nhân gây dị ứng và hen suyễn cho trẻ sau này.
Chấn thương phẫu thuật: Dù là hiếm gặp, nhưng việc sơ ý để các dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương da em bé trong quá trình mẹ sinh mổ vẫn có nguy cơ xảy ra.
Những rủi ro mà mẹ có thể gặp khi sinh mổ bắt con:
Nhiễm trùng: Mẹ bầu sinh mổ có thể đối mặt với những nguy cơ nhiễm trùng như viêm tử cung; nhiễm trùng đường tiết niệu; nhiễm trùng vết mổ đẻ.
Mất nhiều máu: Việc sinh mổ khiến bạn mất nhiều máu hơn sinh thường; nhất là trong quá trình phẫu thuật.
Ảnh hưởng của thuốc tê: Mẹ bầu sinh mổ thường sẽ được gây tê tủy sống (một số trường hợp gây tê ngoài màng cứng do có nhu cầu giảm đau sau mổ); để làm mất cảm giác vùng bụng của mẹ. Phương pháp này tuy an toàn hơn biện pháp gây tê toàn thân; nhưng vẫn có thể gây rủi ro như đau đầu dữ dội hoặc tổn thương thần kinh.
Cục máu đông: Quá trình phẫu thuật sinh mổ cũng làm tăng nguy cơ phát triển, hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông nằm trong phổi sẽ gây tắc nghẽn phổi, đe dọa tính mạng người mẹ.
Chấn thương phẫu thuật: Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng chấn thương phẫu thuật ở bàng quang hoặc ruột có thể xảy ra trong quá trình sinh mổ.
Dính kết: Đây là tình trạng các mô sẹo hình thành khiến cho các cơ quan nội tạng trong bụng mẹ kết dính với nhau hoặc dính vào thành bụng. Những người mẹ sinh mổ lần 2 sẽ có nguy cơ cao hơn. Tình trạng này sẽ khiến người mẹ thấy đau đớn, ảnh hưởng đến sự vận động.
Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì cho việc sinh mổ?
Nếu như được chỉ định sinh mổ trước khi có dấu hiệu chuyển dạ; bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa về hình thức gây tê; các vấn đề có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng trong và sau khi sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Thực hiện một vài xét nghiệm máu nhất định trước khi tiến hành phẫu thuật như: xét nghiệm đông máu, nhóm máu… Những xét nghiệm này sẽ cung cấp thông tin về nhóm máu của bạn và nồng độ huyết sắc tố; thành phần chính của hồng cầu… Điều này sẽ hữu ích trong trường hợp bạn cần được truyền máu khi ca mổ đang diễn ra.
Ngay cả khi bạn đã lên kế hoạch hoàn hảo cho một ca sinh thường; cũng cần có sự chuẩn bị tâm lý có thể phải sinh mổ nếu những tình huống bất ngờ xảy ra. Vì khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, bác sĩ sẽ không có thời gian để giải thích quy trình hoặc trả lời chi tiết câu hỏi của bạn về việc sinh mổ.
Sau khi trải qua việc sinh mổ, bạn cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Thế nên ngay trước khi đi sinh, bạn có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm một vài sự giúp đỡ trong thời gian đầu sau khi em bé ra đời.
Trong những trường hợp cấp cứu, việc sinh mổ là cần thiết để cứu sống thai nhi và người mẹ. Nhưng nếu có khả năng sinh thường, mẹ bầu cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp sinh để tránh những rủi ro không may có thể gặp phải. Để lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp. Mẹ bầu cần được khám thai và quản lý thai nghén định kỳ; từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được những tư vấn phù hợp nhất cho mẹ bầu. Để đặt lịch khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?