googleb578e89369db4e48.html

Những thay đổi bên ngoài của phụ nữ mang thai

02:41 - 06/02/2020 Lượt xem: 1623

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Trong đó, có thay đổi bên trong mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Và sự thay đổi bên ngoài mà chúng ta có thể thấy. Dưới đây là những thay đổi bên ngoài điển hình nhất mà […]

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Trong đó, có thay đổi bên trong mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Và sự thay đổi bên ngoài mà chúng ta có thể thấy. Dưới đây là những thay đổi bên ngoài điển hình nhất mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp.

Sự thay đổi ở ngực

Thay đổi ở ngực là sự thay đổi rõ rệt nhất khi mang thai. Các mẹ thường thấy kích thước vòng 1 của mình lớn hơn; và khi sờ sẽ thấy sự mềm mại hơn do tuyến sữa và các ống dẫn sữa phát triển.

Núm vú nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ. Tuy nhiên sự thay đổi kích thước vòng 1 cũng làm nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu và lo lắng.

thay đổi bên ngoài cơ thể của phụ nữ mang thai
Sự thay đổi của ngực ở phụ nữ khi mang thai

Lời khuyên: Sự căng tức ngực là cần thiết đối với phụ nữ mang thai; đặc biệt trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Nếu mẹ bầu cảm thấy ngực đang căng tức bỗng nhiên mềm hẳn; hoặc có sữa non chảy ra thì cần đi khám sớm để có được những hướng dẫn kịp thời. Đồng thời, chú ý mặc áo ngực rộng, thoáng tránh gây tình trạng chèn ép; hoặc gây mẩn ngứa trong thời tiết hè nóng nực .

Sự thay đổi ở vùng bụng

Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, bụng bắt đầu phình to. Trong những tháng cuối cùng đỉnh của tử cũng sẽ chạm khung xương sườn. Gây tình trạng khó khăn trong việc hít thở; cũng như gây hiện tượng đau lưng, đau hông hay khó khăn trong sinh hoạt của các mẹ bầu.

Lời khuyên: Để giảm bớt tình trạng khó thở mẹ bầu nên học cách hít thở từ giai đoạn thai nhi còn bé. Việc hít sâu thở đều để cung cấp được nhiều nhất oxy cho thai cũng như làm bản thân người mẹ giảm bớt sự khó chịu. Không nên đứng lâu, đặc biệt không nên ngồi nhiều; để tránh tình trạng đau lưng hay đau hông thường xuyên.

Sự thay đổi ở da

    • Rạn bụng

90% phụ nữ mang thai có nguy cơ bị rạn da bụng, đùi và mông. Nguyên nhân là do khi mang thai bụng bầu lớn. Cùng với sự thay đổi quá nhanh của cân nặng làm da không có sự đàn hồi. Da sẽ bị rạn gây ra tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ rất khó chịu.

Lời khuyên: Để giảm bớt tình trạng rạn da. Trong thai kỳ mẹ bầu nên chú ý Kiểm soát cân nặng hợp lý và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đảm bảo độ ẩm cho da bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm, hay tinh dầu trị rạn từ thiên nhiên là sự lựa chọn không tồi.

    • Nám da và tàn nhang

Những vùng da ở mũi, vùng dưới mắt, trán, má là nơi nám xuất hiện nhiều nhất. Nguyên nhân là  do sự thay đổi của hormone nội tiết trong quá trình mang thai. Tuy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mẹ bầu.

Lời khuyên: Để hạn chế thấp nhất tình trạng trên chị em nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt.

    • Nổi mụn

Bước vào thai kỳ, cơ thể bị mất cân bằng nội tiết. Da mặt tiết ra nhiều bã nhờn gây ra mụn.

Lời khuyên: Tình trạng này sẽ biến mất khi mẹ bầu kết thúc quá trình mang thai, tuy nhiên trong quá trình mang thai để ổn định tình trạng này, mẹ bầu nên hạn chế đồ cay nóng, không nặn mụn và chăm sóc da đúng cách.

    • Ngứa phát ban

Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, ngứa rát, nổi các mảng mề đay sần như tổ ong trên bụng. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể sớm hơn. Nguyên nhân của tình trạng ngứa này vẫn chưa được tìm ra.

Các nốt phát ban khiến mẹ bầu ngứa ran khó chịu. Chúng bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Ngoài ra nó có thể lan rộng đến đùi, mông, lưng, hiếm gặp nhất ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.

Lời khuyên: Tình trạng ngứa này thường sẽ biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Tuy nhiên mẹ bầu chú ý không nên gãi quá nhiều và mạnh, sẽ gây trầy xước da gây tình trạng chảy máu, viêm da hay nhiễm trùng.

Mẹ bầu có thể sử dụng thêm một vài cách đơn giản để giảm bớt tình trạng ngứa như tắm lá trà xanh, chanh… nên uống nhiều nước và tăng rau quả.

Trong trường hợp tình trạng ngứa mà mẹ bầu không chịu được, cần đi khám thêm da liễu để được có hướng dẫn tốt nhất.

Trên đây là những thay đổi lớn về bên ngoài mà các mẹ bầu hay gặp phải. hi vọng các mẹ có thêm những kiến thức cho quá trình mang thai bớt đi sự vất vả, và tự tin với cơ thể mình sau sinh.

Tham khảo bài viết:

Những thay đổi bên trong cơ thể ở phụ nữ khi mang thai bạn nên biết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang