googleb578e89369db4e48.html

Những thay đổi bên trong cơ thể ở phụ nữ khi mang thai

02:35 - 06/02/2020 Lượt xem: 1263

Không giống như thay đổi bên ngoài cơ thể có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Sự thay đổi bên trong cơ thể người mẹ khi mang thai dù diễn ra mạnh mẽ; nhưng người mẹ không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được. 1. Thay đổi về hormon Human chorionic […]

Không giống như thay đổi bên ngoài cơ thể có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Sự thay đổi bên trong cơ thể người mẹ khi mang thai dù diễn ra mạnh mẽ; nhưng người mẹ không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được.

1. Thay đổi về hormon

Human chorionic Gonadotropin (gọi tắt là HCG)

Hormon này chỉ được tiết ra khi người phụ nữ có thai; nên khi xét nghiệm chỉ số HCG dương tính thì người mẹ biết mình đã có thai rồi. Sự tăng tiết HCG là nguyên nhân gây tình trạng buồn nôn ói mửa – triệu chứng ốm nghén trong thời kì mang thai 3 tháng đầu của đa số các mẹ bầu.

Lời khuyên: Các mẹ cần hiểu có triệu chứng nghén là rất tốt đối với quá trình mang thai của mình. Tuy nhiên nhiều khi nghén quá mức sẽ gây tình trạng mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy các mẹ bầu cần chú ý trong cách ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như ăn chút một và ăn nhiều bữa; không ăn những đồ nhiều mùi để tránh gây tình trạng buồn nôn; có thể ăn thêm bánh quy, bánh gạo… Nếu trong trường hợp các mẹ không ăn được để giảm bớt tình trạng nôn ói.

Thay đổi bên trong cơ thẻ của phụ nữ khi mang thai
Sự tăng tiết HCG là nguyên nhân gây triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ

Progesterone

hormon này có vai trò đặc biệt trong việc làm giãn cơ tử cung; giúp cho em bé phát triển và chống những cơn co thắt tử cung phòng ngừa sẩy thai. Tuy nhiên, việc tăng chỉ số hormone này làm cho các mẹ bầu hay gặp phải tình trạng ợ nóng táo bón và đau bụng sau khi ăn.

Lời khuyên: Vấn đề tiêu hóa này các mẹ cần chú ý không ăn những đồ cay nóng; đồ nhiều gia vị, tăng cường rau xanh và nước uống đủ để hỗ trợ làm tăng nhu động ruột giảm táo bón.

Estrogen

Hormon tăng khi mang thai làm kích thích sự phát triển các mạch máu trong cơ thể. Giúp cho ngực phát triển và làm sẫm màu vùng nhũ hoa. Nó là 1 trong những nguyên nhân gây chảy máu cam, chảy máu nướu răng miệng.

Lời khuyên: Nên giữ cho mũi có một độ ẩm ổn định. Tránh gây khô mũi và làm kích thích mũi chảy máu bằng cách các mẹ nên uống đủ nước; hạn chế ngồi phòng điều hòa quá lâu. Và chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để hạn chế tình trạng chảy máu.

2. Thay đổi về máu

Khi mang thai lượng máu mẹ tăng khoảng 50% để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và truyền dinh dưỡng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân; trong đó tiêu biểu nhất là tình trạng thiếu sắt (sắt là một trong những nguyên liệu tạo máu) mà mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu trong quá trình mang thai là như vậy.

Lời khuyên: Việc bổ sung sắt là cần thiết trong quá trình mang thai để tránh thiếu hụt nguồn chất lượng máu. Bổ sung sắt bằng thuốc; các mẹ cần có chỉ định của bác sĩ nên cần đi khám định kỳ, đúng và đầy đủ. Ngoài ra, các thực phẩm giàu sắt từ tự nhiên như các loại thịt đỏ; rau xanh sẫm màu là một trong những lựa chọn hàng đầu và không thể bỏ qua.

3. Thay đổi nhịp thở

Nhịp thở của các mẹ bầu thường tăng từ 10 – 15 nhịp so với thời điểm không có thai. Đặc biệt vào cuối tháng thai kỳ, thai phụ sẽ cảm thấy khó thở do kích thước của thai to, đẩy cơ hoành lên cao làm giảm thể tích lồng ngực; dẫn đến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn.

Lời khuyên: Các mẹ bầu nên vận động đi lại nhẹ nhàng; không nên ngồi quá lâu. Những lúc khó chịu, cần cố gắng hít thật sâu và thở chậm để cung cấp được nhiều oxy nhất cho con.

4. Quá trình trao đổi chất

Các mẹ hay thắc mắc là sao mình mới ăn mà đã thấy đói? Hay ăn mãi không biết no? Vì nhu cầu cho mẹ bầu và thai nhi tăng cao trong quá trình mang thai dẫn đến việc trao đổi chất dinh dưỡng tăng mạnh; đặc biệt là ban đêm nên thai phụ thường có cảm giác thèm ăn. Trong thời gian này, các mẹ bầu cần chú ý vì nếu đáp ứng nhu cầu mà ăn quá no thì có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.

Lời khuyên: Bầu bì mà ăn tốt thì không có gì bằng. Tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều một thời điểm và cũng không nên ăn thực phẩm quá nhiều năng lượng vào buổi tối dù có thèm ăn để tránh tình trạng khó tiêu, mất ngủ và các bệnh lý về dạ dày hay tiêu hóa nhé!

Trên đây là một số chú ý các mẹ bầu cần nắm được để có được thời kỳ mang thai dễ dàng hơn. Chúc các mẹ có thời kỳ mang thai khỏe mạnh và cảm nhận được hết những điều tuyệt vời khi mang thai. ^^

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang