googleb578e89369db4e48.html

Những thay đổi sinh lý của cơ thể của người mẹ khi mang thai 3 tháng đầu

06:42 - 12/05/2020 Lượt xem: 650

Trong 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ mới “tập làm quen” với sự hiện diện mới đó là thai nhi. Có những sự thay đổi là âm thầm, diễn ra trong cơ thể. Nhưng có những sự thay đổi mà hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua trong 3 tháng đầu. Bài viết […]

Trong 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ mới “tập làm quen” với sự hiện diện mới đó là thai nhi. Có những sự thay đổi là âm thầm, diễn ra trong cơ thể. Nhưng có những sự thay đổi mà hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua trong 3 tháng đầu. Bài viết dưới đây là những thay đổi về sinh lý mà người mẹ cảm thấy thay đổi nhiều nhất  trong 3 tháng đầu như sau:

1. Những thay đổi sinh lý của cơ thể trong 3 tháng đầu

Thay đổi ở cơ thể người mẹ khi mang thai 3 tháng đầu

Chậm kinh: Thường là sự thay đổi đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh dấu hiệu này, người mẹ có thể bị đau bụng nhẹ và có dấu hiệu xuất huyết hay còn gọi là máu báo.

Ốm nghén: Là tình trạng hay gặp ở nhiều phụ nữ mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén thường là buồn nôn và nôn; xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong ngày không chỉ riêng buổi sáng.

Thay đổi khẩu vị: việc thay đổi này thường được các mẹ gọi với cái tên dân dã hơn là “ăn gở”. Những món mẹ bầu không muốn ăn ngày trước sẽ ăn được rất nhiều; hoặc thèm những món rất kỳ lạ mà chưa ai từng thử bao giờ.

Thay đổi ở vú: Vú là bộ phận nhạy cảm với sự thay đổi của nội tiết. Khi mang thai, sự tăng nồng độ của các hormone làm cho vú có sự nhạy cảm hơn. Cảm giác ngực căng tức và có thể đau đầu ti là những triệu chứng các mẹ bầu có thể gặp phải ở 3 tháng đầu.

Ợ chua: Khi mang bầu, dịch vị dạ dày được tiết nhiều hơn. Cùng với việc ăn uống kém trong giai đoạn 3 tháng đầu. Gây tình trạng ợ chua của các mẹ bầu.

Táo bón: Khi mang thai, nồng độ progesterone tăng cao tác động lên cơ trơn đường ruột làm giảm nhu động ruột. Thêm vào đó, lượng sắt bổ sung hàng ngày tạo điều kiện cho tình trạng táo bón diễn ra. Từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy bị đầy hơi, khó chịu suốt 3 tháng đầu thai kỳ.

Các thay đổi sinh lý khác của thai kỳ: Đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đau đầu…

2. Mẹ bầu cần làm gì với những sự thay đổi này?

Mẹ bầu cần làm gì?

Chậm kinh – Xuất huyết âm đạo

Khi có chậm kinh và nghi ngờ có thai, mẹ cầu cần thử que thử thai để biết chính xác mình có thai hay không. Khi có dấu hiệu ra máu mẹ bầu cần khám ngay để kiểm tra tình hình thai. Tránh những tình huống nguy hiểm như động thai, sẩy thai…

Với tình trạng ốm nghén

Mẹ bầu cần ăn ít một, chia nhỏ là nhiều bữa. Hạn chế những đồ dầu mỡ; có thể bổ sung các sản phẩm có chiết xuất từ gừng như kẹo gừng, nước trà gừng…

Sự thay đổi ở vú

Điều này là hoàn toàn bình thường với giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. mẹ bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ. không bóp nặn vú. Và không nên mặc áo chật để tránh tình trạng khó chịu.

Táo bón

Nếu sử dụng thuốc sắt gây táo bón, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin tổng hợp thay thế.

Bổ sung thêm chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và đi vệ sinh ngay khi có cơn buồn để tránh tình trạng táo bón.

Nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng và vẫn chưa yên tâm về sự thay đổi của bản thân; thì có thể đi khám để được bác sĩ tư vấn và theo dõi trong suốt thai kỳ. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Mẹ bầu có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?