Những tiêu chuẩn cho máu an toàn

07:13 - 31/05/2020 Lượt xem: 323

Mục tiêu của y tế là chữa cho người bệnh khỏi bệnh chứ không làm cho họ mắc thêm bệnh. Do đó để có đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn thì nguyên liệu (người cho máu) phải đạt những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mới được cho máu. Đối với nước […]

Mục tiêu của y tế là chữa cho người bệnh khỏi bệnh chứ không làm cho họ mắc thêm bệnh. Do đó để có đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn thì nguyên liệu (người cho máu) phải đạt những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mới được cho máu.

Đối với nước ta người cho máu phải đạt tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm theo quy chế truyền máu của Bộ Y tế ban hành (năm 1992 và hiện nay đang bổ sung sửa đổi).

1. Những tiêu chuẩn lâm sàng

Người cho máu phải là những người khoẻ mạnh, hoàn toàn tự nguyện; phải sẵn sàng hợp tác với thầy thuốc (trả lời những câu hỏi theo quy chế truyền máu của Bộ Y tẽ). Đây là biện pháp tự sàng lọc mình.

Người cho máu phải có hồ sơ theo dõi sức khoẻ về thời gian cho máu (với người cho máu nhắc lại) còn với người cho máu lần đầu phải có giấy tờ tuỳ thân, địa chỉ rõ ràng… để ngân hàng máu quản lý.

      • Tuổi

Nam: Từ 18 đến 60 tuổi

Nữ: Từ 18 đến 55 tuổi

      • Thời gian cho máu

Thời gian tối thiểu giữa hai lần cho máu là 2,5 tháng.

Đối với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.

      • Số lượng máu cho:

Lượng máu tối đa của mỗi lần cho máu bằng 1/13 lượng máu (trong cơ thể có khoảng từ 4 đến 5 lít máu) hoặc tính một cách khác từ 5 đến 7ml/1kg thể trọng thì hoàn toàn không cỏ ảnh hưởng cho sức khoẻ. Hiện nay chúng ta quy định đơn vị máu là 250ml và 350ml.

      • Người cho máu phải đạt tối thiểu

Nam: > 45 kg

Nữ: > 40 kg

      • Huyết áp: 

Những tiêu chuẩn cho máu an toàn

Phải ở giới hạn bình thường HA tối đa < 160mmHg

HA tối thiểu > 70mmHg

      • Người cho máu phải:

Tuyệt đối an toàn không có nguy cơ lây bệnh.

Người cho máu không được mắc các bệnh lây lan qua con đường truyền máu:HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét.

Người cho máu không phải là người nghiện hút tiêm chích ma tuý.

Người cho máu không phải là người có quan hệ tình dục đồng giới, khác giới với người ngoài hôn nhân (mại dâm, lây nhiễm HIV, tiêm chích ma tuý).

Người cho máu không phải là tù nhân đang bị giam giữ.

Người cho máu không phải là người vừa nhận máu và chế phẩm máu (dưới 1 năm) còn > 2 năm phải được xem xét kiểm tra xét nghiệm một cách thận trọng.

Không phải là người vừa tiêm chủng vaccin, vừa uống thuốc như aspirin …

Người cho máu không phải là người cư trú trong vùng có nguy cơ sốt rét cao trong thời gian > 6 tháng.

Không có các tiền sử mắc bệnh tim mạch, gan, thận, hô hấp … và các bệnh khác nữa.

2. Những tiêu chuẩn xét nghiệm

      • Huyết sắc tố:

Tối thiểu:

Nam > 120 g/1

Nữ  > 110 g/1

Ở các cơ sở lớn có điều kiện quy định chung cả nam và nữ huyết sắc tố > 120 g/1.

      • Các xét nghiệm

HBsAg: phải âm tính

Anti HIV1-2: phải âm tính

Anti HCV: phải âm tính

Giang mai (RPR, TPHA): Phải âm tính

Ký sinh trùng sốt rét: không có

Men gan: ALT (khi có điều kiện): phải ở giới hạn bình thưòng.

Và một số xét nghiệm khác khi có nhu cầu.

Người cho máu và những tiêu chuẩn cho máu an toàn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền máu an toàn.

Mỗi người dân nhất là những cán bộ làm công tác truyền máu hiểu và thực hiện đúng những quy định về người cho máu sẽ góp phần quan trọng đảm bảo an toàn cho người bệnh

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang