googleb578e89369db4e48.html

Những tình trạng của mẹ và thai khiến thai nhi phát triển chậm

09:29 - 17/09/2020 Lượt xem: 392

Thai chậm phát triển là một trong nhiều nỗi lo lắng của của mẹ bầu. Trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng này là những tình trạng bệnh lý dễ gặp nhất của mẹ và thai. 1. Bệnh lý của người mẹ khiến thai nhi phát triển chậm Tiền sản […]

Thai chậm phát triển là một trong nhiều nỗi lo lắng của của mẹ bầu. Trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng này là những tình trạng bệnh lý dễ gặp nhất của mẹ và thai.

1. Bệnh lý của người mẹ khiến thai nhi phát triển chậm

Tiền sản giật

Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ được theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm tra chứng tiền sản giật. Tiền sản giật là tình trạng huyết áp tăng làm ức chế các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch nén lại làm hạn chế sự lưu thông máu đến nhau thai. Điều này khiến nhau thai không thể cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai và gây ra thai phát triển chậm trong tử cung.

Tiểu đường thai kỳ

Những trường hợp tiểu đường thai kỳ đa số có thai nhi vượt quá tiêu chuẩn về sự phát triển. Tuy nhiên, với những người mẹ thực hiện chế độ ăn quá nghiêm ngặt; hoặc do biến chứng của tiểu đường có thể khiến thai chậm phát triển.

Nhiễm trùng

Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào mà mẹ bầu mắc phải trong thời kỳ mang thai đều có thể dẫn đến tình trạng thai nhi tăng trưởng chậm trong tử cung.

Những bệnh nhiễm trùng đó thường là bệnh giang mai (nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục), nhiễm toxoplasma (nhiễm trùng ký sinh lây truyền chủ yếu qua thịt không nấu chín), cytomegalovirus (nhiễm virus có ảnh hưởng đáng kể trong thai kỳ do suy giảm miễn dịch) và bệnh sởi.

Mẹ mắc bệnh mạn tính như hồng cầu lưỡi liềm

Dẫn tới lượng dinh dưỡng, oxy cung cấp cho thai nhi kém. Khiến thai nhi chậm phát triển.

2. Số lượng thai

Mje bầu mang song thai có thể khiến thai chậm phát triển

Khi mang đa thai, nhau thai có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho nhiều bào thai. Hơn nữa, nguy cơ tiền sản giật khi mang đa thai cũng cao hơn bình thường. Trường hợp mang thai song sinh, tình trạng thai tăng trưởng chậm trong tử cung là khoảng 25 – 30%.

3. Phần phụ của thai khiến thai nhi phát triển chậm

Thiểu ối

Việc có đủ nước ối trong túi ối là điều cần thiết để bào thai phát triển bình thường. Nếu mực nước ối ít có thể dẫn đến thai nhi chậm tăng trưởng. Một vài yếu tố khiến lượng ối ít bao gồm sức khỏe của mẹ không tốt, mẹ đang sử dụng một loại thuốc nào đó hay rò rỉ màng ối.

Suy chức năng bánh rau

Đây là tình trạng mà nhau thai không hoạt động bình thường. Điều này khiến nhau thai không chuyển đủ khí oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi.

Dây rốn bất thường

Dây rốn có công dụng nối bào thai với nhau thai. Dây rốn cũng chứa một tĩnh mạch rốn và hai động mạch rốn, giúp lưu thông máu giữa bào thai và nhau thai. Tuy nhiên, nếu chỉ có một động mạch rốn trong dây rốn; hoặc vị trí dây rốn bám không đúng vị trí (dây rốn bám màng) điều này sẽ gây ra tình trạng thai tăng trưởng chậm.

4. Do bất thường của cơ thể mẹ và thai khiến thai nhi phát triển chậm

Người mẹ có tử cung có hình dạng và kích cỡ bất thường

Thai nhi bất thường về nhiễm sắc thể như bị hội chứng Turner và hội chứng Down

Bất thường về di truyền và xương ở thai nhi.

5. Do lối sống sinh hoạt khiến thai nhi phát triển chậm

Người mẹ ăn thiếu chất dinh dưỡng

Việc duy trì thói quen xấu trong lối sống của mẹ như hút thuốc lá, uống rượu hay tiếp xúc với chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi phát triển chậm.

Sự tăng trưởng của bào thai là rất quan trọng vì sự phát triển chậm có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe của em bé. Việc phát hiện được nguyên nhân thai chậm phát triển và có cách khắc phục sẽ giúp cho thai nhi được khỏe mạnh, hạn chế được những biến chứng trong quá trình mang thai và sau sinh. Để làm được điều đó, mẹ bầu cần được khám thai và quản lý thai nghén định kỳ, nhằm giúp bác sĩ đánh giá và đưa ra hướng điều, tư vấn trị thích hợp. Để đặt lịch khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén