Những tư thế ngủ bà bầu nên tránh kẻo ảnh hưởng đến thai nhi

01:12 - 31/12/2020 Lượt xem: 265

1. Tránh nằm ngửa

Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung; làm giảm lượng máu dồn đến động mạnh chủ. Do đó, tử cung sẽ bị thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng.
Hơn nữa, tư thế nằm ngửa cũng khiến cho các chất độc hại khó được đào thải ra ngoài cơ thể; tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, thai phụ có thể gặp phải các triệu chứng đau thắt ngực, chóng mặt, tụt huyết áp; gây ngạt thai nhi và thậm chí tử vong.

Những tư thế ngủ bà bầu nên tránh kẻo ảnh hưởng đến thai nhi

2. Nằm nghiêng về bên phải

Trước khi chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải; nếu thai phụ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn; gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung.
Vì vậy việc nằm nghiêng sang trái có thể cải thiện tình trạng trên và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.

3. Nằm sấp hoặc gục xuống bàn

Khi đi làm, vì mệt mỏi nên nhiều bà bầu hay có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng.
Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm; cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng; từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.
Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý; hãy tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.

4. Vậy nằm ngủ như nào là tốt nhất?

Những tư thế ngủ bà bầu nên tránh kẻo ảnh hưởng đến thai nhi

Theo lời khuyên của các bác sĩ, tốt nhất là các bà bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái vì những lý do sau:

  • Nằm nghiêng trái bạn sẽ không gây ra bất cứ lực ép nào cho tim; lúc này tim sẽ hoạt động được bình thường.
  • Nằm về bên trái giúp các bà bầu cũng dễ ngồi dậy và lực ép xuống vùng xương chậu khi trở mình cũng không quá nhiều.
  • Nằm về bên trái còn giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai; đảm bảo cung cấp đủ oxy cho thai nhi.
  • Giúp làm giãn tĩnh mạch chân để ngăn ngừa sự hình thành căn bệnh trĩ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám phụ khoa uy tín nhất tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?