googleb578e89369db4e48.html

Những vấn đề mẹ bầu thường gặp sau sinh và cách khắc phục

14:57 - 09/03/2023 Lượt xem: 536 Tác giả: Kim Ngân

Sau sinh nở, ngoài niềm vui vì đã đón được thiên thần khỏe mạnh chào đời, thì đa số các mẹ sẽ gặp phải những vấn đề của bản thân như rụng tóc, tắc sữa, tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai… Đa số những vấn đề các mẹ thường gặp sau sinh con cũng sẽ có cách khắc phục. Các mẹ hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những vấn đề mẹ bầu thường gặp sau sinh

  • Nhiễm trùng sau sinh (bao gồm nhiễm trùng tử cung, tiểu khung, bàng quang, thận)
  • Đau ở vùng đáy chậu (giữa âm đạo và trực tràng)
  • Chảy máu quá nhiều sau khi sinh
  • Dịch âm đạo
  • Rạn da
  • Táo bón và trĩ
  • Sưng vú, tắc tia sữa, áp xe vú
  • Rụng tóc
  • Trầm cảm sau sinh
  • Khó khăn khi quan hệ tình dục
  • Khó lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai

2. Cách khắc phục những vấn đề thường gặp sau sinh

Những vấn đề mẹ bầu thường gặp sau sinh và cách khắc phục

Nhiễm trùng sau sinh

Có thể kể đến như nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng tử cung

Đối với vết mố: cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa vệ sinh, sát khuẩn tại vết mổ. Để vết mổ khô thoáng không được gãi vết mổ. Nếu ngứa, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng da để giảm ngứa. Nếu vết mổ bị sưng đỏ hoặc chảy mủ, mẹ gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng tử cung: Biểu hiện sẽ khiến các mẹ đau, sốt một cách nghiêm trọng. Nhiễm trùng tử cung thường có thể được điều trị bằng tiêm thuốc kháng sinh, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn như sốc do nhiễm trùng.

Nhiễm trùng thận: Các triệu chứng như sốt cao, đau lưng hoặc đau bên hông, táo bón và đi tiểu đau. Mẹ cần uống nhiều nước và được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu khi bắt đầu và kết thúc điều trị để sàng lọc những vi khuẩn còn lại. Khi mẹ bị nhiễm trùng thận, bác sĩ thường chỉ định mẹ tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh.

Đau vùng đáy chậu

Trong quá trình sinh đặc biệt là trường hợp sinh thường, các cơ vùng chậu bị giãn căng hoặc rách dẫn tới sưng bầm, tím và gây đau đớn cho các mẹ. Để nhanh cải thiện tình trạng này mẹ cần chú ý vệ sinh sau sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng; tăng cường vận động nhẹ nhàng để tình trạng sưng đau mau chóng giảm bớt các bài tập cơ chậu có thể giúp phục hồi cơ âm đạo của mẹ.

Chảy máu nhiều sau sinh

Chảy máu sau sinh là hiện tượng của tử cung co hồi giúp cầm máu sau sinh. Tuy nhiên lượng máu chảy quá nhiều có thể là hiên tượng băng huyết. Mẹ cần theo dõi tình trạng chảy máu sau sinh để kịp thời phát hiện và báo bác sĩ. Để hỗ trợ tử cung co bóp cầm máu, sau sinh mẹ có thể xoa bóp tử cung và cho bé bú càng sớm càng tốt sẽ giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ.

Ra dịch âm đạo

Sau khi hết sản dịch, trong trường hợp viêm nhiễm mẹ có thể thấy dịch âm đạo ra nhiều. Mẹ cần chú ý chế độ vệ sinh trong thời gian sản dịch và sau đó, nếu khí hư ra quá nhiều hoặc có dấu hiệu viêm như khí hư chuyển xanh, vàng, khí hư có mùi thì mẹ nên đi khám phụ khoa sớm để bác sĩ có điều trị kịp thời.

Rạn da

Bổ sung nhiều nước sẽ hỗ trợ da của mẹ săn khỏe hơn. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các sản phẩm trị rạn để hỗ trợ.

Táo bón và trĩ

Một chế độ ăn giàu chất xơ, bổ sung đủ nước sẽ cải thiện tình trạng táo bón. Hoặc các sản phẩm bôi trĩ tự nhiên để giảm sưng, cải thiện tình trạng búi trĩ. Không sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thụt mà không hỏi bác sĩ, đặc biệt là nếu mẹ đã phẫu thuật cắt tầng sinh môn hoặc có vết khâu ở vùng đáy chậu.

Sưng vú, tắc tia sữa, áp xe vú

Những vấn đề mẹ bầu thường gặp sau sinh và cách khắc phục

Sưng vú: Phần nhiều do tình trạng sữa tiết về nhiều sau sinh. Mẹ chỉ cần cho bé ti và vắt sữa đều sẽ giảm tình trạng khó chịu. Trong trường hợp mẹ không cho bé bú, tình trạng sưng, căng tức có thể kéo dài vài ngày sau đó sẽ hết do cơ thể giảm và dừng quá trình sản xuất sữa.

Tắc tia sữa: Mẹ có thể chườm ấm vùng ngực, thực hiện massage để vú mềm hơn, sau đó cho bé ti hoặc vắt sữa để kích thích các ống tuyến sữa được lưu thông.

Áp xe vú: Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa. Mức độ nặng hơn, mẹ cần thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được bác sĩ chích rạch, dẫn lưu tháo mủ.

Rụng tóc

Hiện tượng rụng tóc sau sinh là tình trạng sinh lý bình thường khi nồng độ nội tiết của mẹ sụt giảm, tình trạng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau sinh và mẹ không cần lo lắng quá.

Trầm cảm sau sinh

Tầm quan trọng của gia đình trong chăm sóc sản phụ sau sinh là vô cùng quan trọng giúp mẹ giảm tình trạng căng thẳng, trầm cảm sau sinh. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị kịp thời. Đối với những mẹ bị trầm cảm sau sinh, kèm theo ý nghĩ chán ghét chính đứa con của mình, muốn tử tự, thường gặp ảo giác hoặc hành vi trở nên bất thường, cần phải được can thiệp y tế ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn như rối loạn tâm thần sau sinh.

Khó khăn khi quan hệ tình dục

Sử dụng chất bôi trơn có thể giúp giảm bớt tình trạng khó chịu do khô rát. Ngoài ra, mẹ cần chia sẻ cảm xúc với chồng để được cảm thông và chia sẻ trong giai đoạn ở cữ.

Khó lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai

Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để giảm cân sau khi mang thai, lấy lại năng lượng, giảm căng thẳng và phục hồi cơ thể. Mẹ có thể thực hiện các bài tập như ngồi dậy hoặc nâng chân là một trong những lựa chọn tốt cho các phụ nữ sau sinh lấy lại vóc dáng.

Mẹ có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các lớp học thể dục dành riêng cho các mẹ sau sinh để tạo sự kết nối với các mẹ khác và cùng nhau chia sẻ kiến thức nuôi con cũng như luyện tập thể dục. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy hứng khởi và chăm chỉ luyện tập hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục