Những yếu tố nguy cơ dẫn đến dọa sẩy thai
03:55 - 04/05/2020 Lượt xem: 621
Trong ba tháng đầu thai kỳ, phôi chưa được bám chắc vào niêm mạc tử cung và rất dễ bị đẩy ra ngoài. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sẩy thai và đó là những yếu tố nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé ! […]
Trong ba tháng đầu thai kỳ, phôi chưa được bám chắc vào niêm mạc tử cung và rất dễ bị đẩy ra ngoài. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sẩy thai và đó là những yếu tố nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !
1. Dọa sẩy thai là gì ?
Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng thai phụ lại có các dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Hiện tượng này thường xảy ra ở những tuần đầu của thai kỳ, khi trứng được thụ tinh chưa dính chắc chắn vào tử cung nên dễ bị bong ra.
Khi có những dấu hiệu dọa sảy thai dưới đây, mẹ bầu cần ngay lập tức đi khám để phát hiện nguyên nhân và có cách phòng trị kịp thời:
- Bị ra máu, dịch hồng kèm chất nhầy.
- Đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng.
- Khám thai âm tính.
2. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến dọa sẩy thai
Những phụ nữ có tiền căn sẩy thai.
Theo nghiên cứu cho thấy những người mẹ đã từng có tiền sử sẩy thai thì có nguy có sẩy thai cao hơn là những người bình thường. Đặc biệt là những mẹ mắc hội chứng antiphospholipid gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp.
Những phụ nữ có bất thường bẩm sinh ở tử cung:
Các trường hợp như tử cung đôi, cổ tử cung ngắn bẩm sinh hay có u xơ tử cung. Những bất thường này có thể phát hiện nhờ những lần khám phụ khoa hay siêu âm kiểm tra định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Những phụ nữ có tiền sử y khoa:
Các trường hợp khoét chóp cổ tử cung; cắt cụt cổ tử cung; nạo phá thai to trước đó đều là những yếu tố tăng nguy cơ sẩy thai.
Những phụ nữ có bệnh lý như:
Cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, thường nhất là các bệnh van tim (hẹp van 2 lá, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ…).
Những phụ nữ có các bệnh về nội tiết:
+ Bệnh ở tuyến giáp trạng như cường giáp, thiểu giáp.
+ Bệnh ở tuyến tụy như đái tháo đường.
+ Bệnh ở tuyến thượng thận như hội chứng cushing, cường androgen tuyến thượng thận.
Các yếu tố nguy cơ khác:
+ Hút thuốc lá, nghiện rượu, dùng các chất kích thích, gây nghiện.
+ Chấn thương về tâm lý: buồn bã quá mức, sợ hãi, bạo hành.
+ Chấn thương vùng bụng, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, sốt cao do cảm cúm hay nhiễm khuẩn.
Suy chức năng hoàng thể:
Ghi nhận với nồng độ progesterone / huyết thanh < 10 mg/ ml liên quan đến 10% các trường hợp sẩy thai.
3. Tiên đoán sẩy thai
- Tất cả các thai phụ có dấu hiệu hoặc có yếu tố nguy cơ sẩy thai cần được theo dõi và chăn sóc nhiều hơn.
- Khi có thai, cảm giác trằn nặng vùng bụng phía dưới thấp, nhất là khi có ra huyết âm đạo, là những dấu hiệu thường thấy nhất của dọa sẩy thai. Cảm giác đau vùng bụng có thể: trằn nặng, trì nặng, quặn thắt, thường có từng cơn. Tuy nhiên trong vùng bụng gần tử cung còn nhiều cơ quan khác như ruột non, ruột già, niệu quản, bọng đái và ngay cả vùng cơ bụng.
- Khám bụng: gò tử cung ghi nhận được khi thai từ hơn 3 tháng.
- Khám qua mỏ vịt thấy có ra huyết từ buồng tử cung qua lỗ cổ tử cung và âm đạo.
- Siêu âm đánh giá tình trạng thai, xác định số lượng thai và vị trí của thai.
Dựa vào các yếu tố trên với mức độ khác nhau sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán có sẩy thai hay không và nếu có thì thuộc hình thái nào để đưa ra hướng xử trí phù hợp.
4. Xử trí dọa sẩy thai
Thành công của xử trí dọa sẩy thai phụ thuộc rất nhiều vào việc xác nhận nguyên nhân; vì có những nguyên nhân không thể ngăn cản được; như bất thường nhiễm xác thể hay bất thường do gen; tình huống này chỉ có thể xác định sau khi đã sẩy thai. Chi phí này rất tốn kém và cần thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa.
Nếu do nguyên nhân bệnh lý nội khoa việc điều trị sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ của bệnh và việc có đang được điều trị ổn hay không.
Nếu do nguyên nhân bất thường bẩm sinh của tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách…sẽ có phương cách quản lý cụ thể cho từng tình huống. Ví dụ có thể khâu eo tử cung trong trường hợp cổ tử cung ngắn.
Bổ sung nội tiết Progesterone trong điều trị dọa sẩy đang là xu thế ngày càng được sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng. Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào tùy từng tình huống có thể dùng đường uống, đặt âm đạo hoặc tiêm bắp.
Trên đây là những kiến thức cần chú ý trong trường hợp dọa sẩy thai. Hi vọng những thông tin trên giúp các mẹ yên tâm, có định hướng cho việc điều trị và nhanh chóng ổn định.
Tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang giúp phát hiện và điều trị tình trạng dọa sẩy thai. Luôn đem đến cho mẹ bầu sự an tâm về một thai kỳ khỏe mạnh. Để đăng ký mẹ bầu có thể truy cập Website: DK.SAN43NGUYENKHANG hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.