Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?
09:33 - 08/02/2021 Lượt xem: 539
Sẩn ngứa, mề đay khi mang thai là bệnh về da khá phổ biến ở nhiều thai phụ. Việc điều trị bệnh phải đặc biệt cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé. 1. Nổi mề đay khi mang thai là gì? Sẩn ngứa và nổi mề đay gặp […]
Sẩn ngứa, mề đay khi mang thai là bệnh về da khá phổ biến ở nhiều thai phụ. Việc điều trị bệnh phải đặc biệt cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
1. Nổi mề đay khi mang thai là gì?
Sẩn ngứa và nổi mề đay gặp ở 0,25 – 1% phụ nữ mang thai, là cơn phát ban lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên vết rạn da. Những nốt sần này tập hợp lại như mề đay. Mày đay chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan dần tới các khu vực khác như đùi, tay, chân,… Bệnh dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
2. Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?
Rất khó để xác định nguyên nhân gây mề đay khi mang thai thông qua các biểu hiện bên ngoài nếu không thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa. Có những trường hợp không gây ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nổi mề đay cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như ứ mật trong gan (mật gan kém lưu thông), khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.
Bên cạnh đó, nổi mề đay ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, bé chậm phát triển, gây hở hàm ếch, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, thiếu máu bẩm sinh, sinh non,… Do vậy, các bà bầu bị dị ứng, nổi mề đay cần đến các bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
3. Điều trị
– Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
- Ngâm mình trong nước pha bột yến mạch hoặc trà xanh
- Chườm lạnh lên các khu vực nổi mày đay
- Thoa gel nha đam lên khu vực nổi mày đay sau khi tắm
- Mặc quần áo cotton mềm
- Tránh dùng sữa tắm có mùi quá nồng hoặc có nhiều hóa chất mạnh
- Không sử dụng chất khử mùi
- Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Bổ sung nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; hạn chế các tác nhân gây dị ứng như hải sản, chất kích thích như bia rượu, cà phê,…
– Áp dụng các liệu pháp dân gian
Dùng trà thảo mộc:
Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,… có tác dụng bảo vệ thanh, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị mẩn ngứa hữu hiệu. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, trà thảo mộc còn tác động tích cực tới quá trình chuyển hóa chất béo, giúp chị em sớm lấy lại vóc dáng
Dùng cây kinh giới:
Trong cây kinh giới có nhiều tinh dầu nóng và các hoạt chất có tính hàn, giúp làm ấm cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay khi mang thai cũng như sau khi sinh. Để chữa mề đay, phụ nữ chỉ cần rang nóng cả lá và thân cây kinh giới với muối tới khi vàng thì đổ vào khăn, chườm trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Thực hiện lặp lại nhiều lần cho tới khi hết ngứa là được.
Ngoài ra, thai phụ và sản phụ có thể dùng nước lá kinh giới để xông hơi. Với phương pháp này, chị em rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, nấu cùng 2 lít nước, khi nước sôi thì dùng chăn trùm kín lại, xông khoảng 15 phút để làm dịu các vết ngứa và làm xẹp dần các nốt mẩn đỏ
Sử dụng mướp đắng:
Giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, diệt khuẩn, chống virus. Để trị mẩn ngứa, mề đay bằng mướp đắng, phụ nữ nên thái nhỏ mướp đắng, đun với nước khoảng 10 phút, sau đó thêm vào một ít muối. Khi nước ấm lên thì dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay, dùng bã mướp đắng đắp trực tiếp lên da, thực hiện 2 ngày một lần để đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, thai phụ và sản phụ cũng có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn hằng ngày để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mướp đắng không tốt cho người mắc bệnh dạ dày; gan và thận nên người dùng cần lưu ý
Dùng lá khế:
Lá khế có tính ôn, giúp tán nhiệt độc, dùng chữa lở, ngứa và ung nhọt. Để trị mẩn ngứa, mề đay, chị em có thể hái một nắm lá khế; rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước, pha ấm và dùng để tắm. Sau khi tắm với nước lá khế xong, chị em tắm lại bằng nước sạch để làm dịu cơn ngứa. Thực hiện liệu pháp này liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm mẩn ngứa, mề đay
Uống nhiều nước:
Tích cực uống nước lọc, nước trà xanh, nước chanh để thải độc và thanh lọc cơ thể; giảm mẩn ngứa.
– Điều trị bằng thuốc:
Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phải có hoạt lực thấp; lành tính và thẩm thấu vào máu để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Đó là:
- Sử dụng một số loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai và cho con bú như Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,…
- Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ
- Các trường hợp ngứa nặng có thể dùng steroid đường uống.
Điều trị mề đay bằng thuốc cần phải được tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ da liễu; bác sĩ sản phụ khoa. Mẹ bầu không được tự ý mua thuốc thoa da hoặc thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi có triệu chứng nổi mề đay, tốt nhất bệnh nhân nên sớm đi khám tại bệnh viện uy tín.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.