googleb578e89369db4e48.html

Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

11:14 - 12/08/2021 Lượt xem: 458 Tác giả: Kim Ngân

Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

Nổi mề đay khi mang thai là bệnh về da gây tình trạng khó chịu cho mẹ bầu. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về bệnh này nhé!

Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không - Phòng khám 43 Nguyễn Khang

1. Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Sẩn ngứa và nổi mề đay gặp ở 0,25 – 1% phụ nữ mang thai, là cơn phát ban lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên vết rạn da. Những nốt sần này tập hợp lại như mề đay. Mày đay chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan dần tới các khu vực khác như đùi, tay, chân,... Bệnh dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

2. Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố: Sự sản xuất, kích thích của nội tiết tố nhau thai hoặc sự thay đổi độ thanh thải có thể làm tăng nồng độ estrogen, progesterone trong huyết tương và nhiều loại androgen. Điều này làm thay đổi hệ thống lông, tóc, móng do estrogen, androgen, nội tiết tố tuyến giáp, prolactin và glucocorticoid, tăng kích thích tế bào hắc tố, gia tăng sản xuất proopiomelanocortin, dễ gây nổi mề đay, mẩn ngứa da.

Tiếp xúc với các dị nguyên: Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,... dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da, còn được gọi là mề đay dị ứng.

Tiêu thụ thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thừa chất, đặc biệt là tiêu thụ nhiều các món ăn dễ gây dị ứng như lạc, hải sản, hạnh nhân,... 

Do sử dụng các thực phẩm chức năng: Việc tăng cường bổ sung canxi, thuốc bổ, sắt, tiêm vắc xin,... trong thời gian mang thai có thể gây mày đay

Những nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng do di truyền,...

3. Đặc điểm lâm sàng bệnh

Bệnh này được đặc trưng bởi phát ban ở da kèm ngứa thường xuất hiện trễ trong thai kỳ, các mảng và sẩn mề đay trên nền hồng ban kích thước 1 -2mm, xuất hiện đầu tiên ở bụng, thường xung quanh các vân da, sau đó lan ra mông, đùi và tứ chi.

Xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ. Theo Aroson (1998), các tổn thương này có thể gây ngứa nặng, khoảng 40% ở dạng mề đay; 45% ở dạng hồng ban; 15% ở dạng kết hợp.

Bệnh ít xảy ra ở mặt. Bệnh thường gặp ở người con so và ít khi tái phát ở những thai kỳ sau. Bệnh này có thể giống với Herpes thai kỳ nhưng thường không có các mụn nước và bóng nước. Không có bằng chứng làm tăng tử vong chu sinh.

4. Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai

Triệu chứng sẩn ngứa nổi mề đay thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ và thường biến mất sau sinh. Các triệu chứng thường gặp là:

Nổi các nốt mẩn đỏ tập trung ở một vị trí hoặc rải rác khắp cơ thể, phổ biến ở vùng đụng, các vết rạn, mông, đùi, mặt, cánh tay,...

Ngứa ngáy tạo phản ứng gãi, khiến bệnh tăng nặng, nốt mẩn lan rộng, tạo thành mảng, gãi nhiều có thể gây trầy da, nhiễm trùng da;

Bệnh để lâu không chữa trị sẽ tái phát liên tục, chuyển sang giai đoạn mạn tính, có thêm các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư,...

5. Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

Rất khó để xác định nguyên nhân gây mề đay khi mang thai thông qua các biểu hiện bên ngoài nếu không thăm khám tại các bệnh viện uy tín. Có những trường hợp không gây ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nổi mề đay cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như ứ mật trong gan, khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.

Bệnh không liên quan đến tiền sản giật, sản giật, các bệnh rối loạn tự miễn, các bất thường về hormone hay những bất thường khác về thai nhi. Việc điều trị cần có sự kê toa của bác sĩ da liễu và sự theo dõi thai kỳ chu đáo của bác sĩ sản khoa. Do vậy, các bà bầu bị dị ứng, nổi mề đay cần đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?