googleb578e89369db4e48.html

Nước ối đục mối nguy hại lớn cho thai nhi

07:47 - 05/08/2020 Lượt xem: 1679

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nước ối có màu trắng trong, nhưng khi thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nước ối sẽ chuyển sang màu trắng đục.  Bên cạnh đó, khi thai đủ trưởng thành và vào cuối khoảng tuần 37 thì nước ối sẽ có màu trắng đục như nước vo […]

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nước ối có màu trắng trong, nhưng khi thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nước ối sẽ chuyển sang màu trắng đục.  Bên cạnh đó, khi thai đủ trưởng thành và vào cuối khoảng tuần 37 thì nước ối sẽ có màu trắng đục như nước vo gạo. Tình trạng nước ối đục có thể là bình thường hoặc bất thường cảnh báo dấu hiệu suy thai nguy hiểm cho bé.

1. Nước ối đục gây nguy hiểm cho bé như thế nào ?

Nước ối có màu đục còn tùy thuộc vào trường hợp và qua xét nghiệm cho kết quả ra sao mới kết luận được là có hại cho bé hay không.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nước ối có màu trắng trong; nhưng khi thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nước ối sẽ chuyển sang màu trắng đục.  Bên cạnh đó, khi thai đủ trưởng thành và vào cuối khoảng tuần 37 thì nước ối sẽ có màu trắng đục như nước vo gạo. Như vậy, nếu nước ối đục vào giai đoạn cuối thì chưa hẳn là đáng lo ngại gì.

Trường hợp ối bị đục do bé thải phân su thì mẹ bầu cần phải kiểm tra xem xét vấn đề suy thai. Vì nước ối bị nhiễm phân su sẽ gây ra tình trạng viêm phổi, bội nhiễm, nhiễm trùng phổi. Nghiêm trọng hơn là bị xẹp phổi, thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu trẻ bị hít phân su càng nhiều mức độ nguy hiểm càng cao. Nếu tình trạng này xảy ra thì phải điều trị ngay để tránh việc thai nhi bị chết lưu, sinh non.

2. Nguyên nhân do đâu gây tình trạng ối đục

nước ối đục

Tình trạng ối đục thường diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ; nhưng cũng có trường hợp mới mang thai 3 tháng ối đã bị đục.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đầu tiên phải kể đến việc thai nhi thải chất gây vào buồng ối. Chất gây được hình thành từ tế bào chết trên da, niêm mạc mạc miệng/ hô hấp/ đường niệu… Thai càng lớn thì mức độ bong tróc càng nhiều khiến nước ối đục.

Nguyên nhân thứ hai là do bé thải phân su trong buồng ối. Nếu nước ối đục do nguyên nhân này thì thai nhi có thể bị thiếu oxy khiến cơ vòng hậu môn giãn và đẩy phân su vào buồng ối.

3. Các trường hợp bất thường nước ối

Các trường hợp nước ối đục kết hợp màu sắc của nước ối có dấu hiệu bất thường; mẹ bầu cần phải gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý. Đó là các trường hợp cảnh báo dấu hiệu suy thai đe dọa tính mang thai nhi.

      • Nước ối “bẩn” hay có màu xanh rêu sệt hoặc lẫn phân xu của bé. Lúc này, mẹ bầu cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để có cách điều trị gấp vì có thể thai nhi bị suy yếu, đe dọa tín mạng.
      • Nước ối có màu vàng xanh cũng đáng lo ngại không kém. Khi đó, có thể xảy ra hiện tượng tán huyết thai nhi hoặc thai nhi chậm phát triển trong tử cung.
      • Nước ối có màu đỏ nâu là tình trạng đáng cảnh báo. Vì nếu rơi vào trường hợp này thì hầu như bé không còn sống trong bụng mẹ hay thai nhi đã bị chết lưu.
      • Nước ối xanh đục như lẫn mủ kèm mùi hôi khó chịu; tức là tình trạng thai nhi của bạn đang bị nhiễm trùng ối. Cùng đó, bé có nguy cơ cao bị nhiễm trùng trong tử cung.

4. Mẹ bầu cần làm gì khi nước ối đục ?

Khi phát hiện nước ối bị đục, mẹ bầu cần tuân thủ những điều sau:

      • Giữ cho tinh thần thoải mái, không lo lắng quá mức: Vì lo sợ thai nhi hít phải nước ối này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu; mắc bệnh về hô hấp nên các bà mẹ cực kỳ lo lắng.
      • Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn: Khi phát hiện nước ối có vấn đề các bác sĩ sẽ đưa ra lịch khám thai dành riêng và mẹ bầu phải tuân thủ đúng lịch trình. Điều này sẽ giúp thai kỳ được theo dõi sát sao, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
      • Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Lúc này mẹ nên uống nước thật nhiều để oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tốt. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, ngủ đủ giấc… Tuyệt đối không nằm ngửa, cúi thấp người…
      • Không uống quá nhiều nước dừa, nước mía, ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào… sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân nhanh.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết