Nuôi con bằng sữa mẹ
09:07 - 06/11/2020 Lượt xem: 683
Sữa mẹ là nguồn dinh duỡng không thể thiếu được đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong hai năm đầu tiên rất quan trọng. 1. Sữa non hình thành từ bao giờ ? Sữa non được […]
Sữa mẹ là nguồn dinh duỡng không thể thiếu được đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong hai năm đầu tiên rất quan trọng.
1. Sữa non hình thành từ bao giờ ?
Sữa non được sản xuất từ tuần 16-22 của thai kì; tuy nhiên có thể người mẹ không biết vì sữa non đó không tiết ra và khó vắt.
Sữa non ban đầu chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể chống lại bệnh tật; nó cung cấp mọi thứ mà em bé cần trong những ngày đầu sau sinh. Khi mới sinh, dạ dày trẻ rất nhỏ và lượng sữa non là hoàn hảo cho nhu cầu của bé.
2. Khi nào lượng sữa bắt đầu tăng lên ?
Về mặt sản xuất các tuyến sữa bắt đầu tăng sản xuất 30-40h sau sổ rau. Tuy nhiên “sữa về” là thời điểm mẹ cảm nhận thấy vú căng đầy ( và các dấu hiệu khác) – khi sản xuất vào giai đoạn đầy đủ – tức là khoảng 2-3 ngày sau sinh. 25% bà mẹ sau sinh có thể cần tới >3 ngày.
Sữa trưởng thành ( màu trắng, loãng hơn) thay thế dần sữa non ( màu vàng đặc hơn) và mẹ trẻ có thể nhận ra được điều này.
Những mẹ cho con bú sớm và thường xuyên sẽ cho sản lượng sữa cao hơn vào ngày thứ 3-4. Trẻ sơ sinh của họ cũng ít giảm cân hơn, ít vàng da hơn. Tiếp xúc da kề da cũng liên quan tăng tiết sữa. Quá trình tiết sữa sẽ ngưng lại nếu sữa không được sử dụng hoặc loại bỏ lúc sữa về.
3. Các yếu tố nguy cơ gây chậm tiết sữa
Khi sữa của người mẹ không tăng thể tích dự kiến trong vòng 3 ngày sau khi sinh (72 giờ sau sinh) – điều này được gọi là bắt đầu tiết sữa chậm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ gây chậm tiết sữa bao gồm:
- Những bà mẹ sinh con lần đầu – có xu hướng có sữa muộn hơn khoảng một ngày so với những bà mẹ có nhiều con.
- Thuốc giảm đau khi chuyển dạ, bất kể phương pháp sinh nở.
- Sinh con qua đường âm đạo căng thẳng, mệt mỏi hoặc sang chấn.
- Mổ lấy thai (không rõ liệu điều này có phải do căng thẳng của phẫu thuật, thuốc men, trì hoãn việc cho con bú và / hoặc ít hơn việc quản lý cho con bú tối ưu)
- Sót rau. Nếu có sót rau, sữa thường sẽ vào bình thường sau khi rau sót được loại bỏ.
- Sức khỏe bà mẹ
- Các vấn đề ảnh hưởng đến nội tiết của mẹ hoặc phản ứng của cô ấy với nội tiết tố, bao gồm đề kháng insulin , đái tháo đường typ 1 không ổn định hoặc kiểm soát kém , hội chứng buồng trứng đa nang , vô sinh, suy giáp hoặc các vấn đề về tuyến yên bao gồm Hội chứng Sheehan, tăng huyết áp, u nang buồng trứng thai kỳ.
- Sinh non (có thể làm giảm sự phát triển của vú ở cuối thai kỳ, dẫn đến mô sản xuất sữa ít hơn khi sinh, nhưng quản lý tốt việc cho con bú sẽ giúp vú tiếp tục phát triển sau khi sinh)
- Phẫu thuật hoặc chấn thương vú, bệnh lý tuyến vú ( ngực kém phát triển…)
4. Mẹ cần làm gì để sữa về nhanh
- Cho bé bú đều đặn, thường xuyên để đảm bảo các ống tuyến sữa luôn trống tạo môi trường cho sữa về; tiếp xúc da kề da với em bé cũng có thể giúp tạo sữa.
- Lên lịch thăm khám với chuyên gia để lập kế hoạch tăng lượng sữa của bạn và theo dõi sự tiến triển của em bé.
- Nếu có thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa này. Có thể thực hiện các biện pháp khác để kiểm tra và khắc phục tình trạng này (ví dụ:sót rau, lấy rau sót, kiểm tra nội tiết (tuyến giáp, testosterone , prolactin…).
- Nếu bạn đang gặp khó khăn: Hãy nhớ rằng nhiều bà mẹ đã có thể từ từ có lại nguồn sữa đầy đủ sau một hoặc hai tuần (và đôi khi thậm chí sau nhiều tuần).
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.