Ốm nghén – Khổ cho mẹ nhưng khỏe cho con
08:55 - 04/02/2020 Lượt xem: 628
Ốm nghén là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước… Nghén có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày; đặc biệt là buổi sáng và bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ […]
Ốm nghén là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước… Nghén có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày; đặc biệt là buổi sáng và bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ rồi giảm dần sau ba tháng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghén kéo dài qua vài tháng, cũng có thể suốt thai kỳ.
1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ốm nghén nặng ?
- Mang đa thai ( song thai, tam thai)
- Lần mang thai trước cũng bị nghén (có thể nặng hoặc nhẹ)
- Tiền sử bị chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc đau đầu migraine
- Mang thai là con gái
Ngoài nghén do thai thì nôn và buồn nôn còn có thể do một số nguyên nhân khác như: Viêm dạ dày tá tràng;ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật…Cần báo cho bác sĩ biết để phát hiện những bệnh lý này nếu mẹ bị nôn; buồn nôn với tính chất không giống như thông thường.
Nôn và buồn nôn xảy ra mạnh nhất sau tuần thai thứ 9
Nôn và buồn nôn kèm một trong các triệu chứng: Đau bụng, sốt, đau đầu
2. Ốm nghén ảnh hưởng như thế nào khi mang thai?
Nghén thường không ảnh hưởng đến thai nhi và ngược lại nghén cho thấy thai đang phát triển tốt. Bánh rau tăng tiết một số nội tiết tố như Beta HCG, estrogen vào máu mẹ và làm mẹ bị nghén. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nghén quá nhiều và bị sụt cân thì có thể làm bé bị nhẹ cân lúc sinh. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén; đây là dấu hiệu báo hiệu tình trạng thai của mẹ không tốt. Vì vậy mẹ nên đi khám sớm khi có dấu hiệu này nhé.
3. Khi bị ốm nghén mẹ nên làm gì?
- Không ăn quá no hay để bụng quá đói đều làm tăng cảm giác nôn, buồn nôn. Thay vào đó mẹ nên chia nhỏ bữa ăn. Có thể ăn vài cái bánh bích quy,snack vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa acid dạ dày sau một đêm ngủ dài.
- Tránh các loại mùi gây khó chịu có thể khởi phát cảm giác buồn nôn như mùi nước hoa,nước xịt phòng,nước tẩy rửa, mùi tỏi, cà phê… Mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt.
- Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ,thực ăn quá ngọt,nặng muig,thức ăn tái sống
- Thuốc sắt có thể gây kích thích dạ dày và tăng cảm giác buồn nôn. Do đó mẹ có thể ngưng sắt trong giai đoạn nghén nhiều và bắt đầu uống lại khi nghén giảm đi. Đừng quên vẫn tiếp tục uống viện acid folic đơn thuần trong giai đoạn này.
- Sử dụng một số mẹo dân gian để trị ốm nghén như dung gừng,chanh,bạc hà….
- Uống nhiều nước: Các loại nước có mùi dễ chịu như nước chanh, nước cam,bạc hà… có thể làm mẹ dễ chịu hơn. Nên uống nước 30 phút trước và sau khi ăn thức ăn đặc để tránh làm dạ dày quá đầy sau ăn.
4. Đối với trường hợp ốm nghén nặng.
- Tình trạng ốm nghén nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghén nặng mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc kịp thời.
- Trong một số trường hợp mẹ bầu bị nôn mửa quá nhiều không thể hấp thu các dưỡng chất khác thì các bác sĩ sẽ bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn và tăng làm tăng hiệu quả hấp thu chất sắt, các vitamin khác.
- Khi nôn ói nhiều mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Lúc này, các mẹ cần uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Theo lời khuyên của các chuyên gia khoa sản, bà bầu nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Điều quan trọng khi ốm nghén trong thai kỳ là mẹ bầu cần giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.Vì vậy, các anh chồng chú ý nhé hãy giúp đỡ vợ mình vượt qua thời gian khó khăn này bằng cách chia sẻ, chăm sóc vợ chu đáo. Điều này sẽ giúp tâm lý các mẹ thoải mái hơn đấy ạ
Tham khảo bài viết:
7 điều về ốm nghén mà không phải mẹ bầu nào cũng biết