Phân biệt giữa mang thai thật và mang thai giả
02:06 - 07/10/2020 Lượt xem: 3430
Mang thai giả xuất phát từ một hiện tượng tâm lý (sự mong chờ quá mức) dẫn đến sự sai lầm trong hoạt động của não bộ để dẫn đến các biểu hiện thực thể – dấu hiệu giống như các phụ nữ mang thai. Dưới đây là những phân biệt giữ mang thai thật […]
Mang thai giả xuất phát từ một hiện tượng tâm lý (sự mong chờ quá mức) dẫn đến sự sai lầm trong hoạt động của não bộ để dẫn đến các biểu hiện thực thể – dấu hiệu giống như các phụ nữ mang thai. Dưới đây là những phân biệt giữ mang thai thật và mang thai giả.
1. Dấu hiệu mang thai thật khác với mang thai giả
Chậm kinh
Đây là hiện tượng đầu tiên được coi là “tin cậy” để có thể chuẩn đoán xem người phụ nữ có mang thai hay không.
Âm đạo thay đổi màu sắc:
Khi thụ thai, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và xuất hiện sớm nhất là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Thông thường, âm hộ và âm đạo của nữ giới có màu hồng tươi. Nhưng khi mang thai, nó sẽ dần đổi thành màu tím đỏ sẫm. Màu sắc này càng ngày càng đậm hơn theo thời gian. Dấu hiệu này thậm chí có thể còn xuất hiện trước các dấu hiệu mang thai khác.
Ngứa ran ở ngực:
Khi mang thai, ngực chị em có thể bị đau nhói hoặc ngứa ran do lượng hormone thai kỳ làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực. Đặc biệt là khu vực xung quanh núm vú ở tuần đầu tiên sau khi thụ thai. Sau đó, chị em có thể thấy ngực căng tức.
Khó thở:
Những chị em mang thai con so thường thấy dấu hiệu này rõ rệt hơn sau 1-2 tuần thụ thai. Có trường hợp mẹ bầu cảm thấy khó thở suốt 9 tháng thai kỳ do hormone progesterone tăng nhanh hoặc cơ thể cần thêm oxy để hỗ trợ sự sống của phôi thai.
Mệt mỏi:
Chính là dấu hiệu mang thai không chắc chắn và cũng khó có thể khẳng định được. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu chưa kịp thích nghi với những thay đổi thường cảm thấy mệt mỏi, dễ xúc động và cảm xúc không được nhất quán.
Thèm ăn:
Do các hormone progesterone trong thai kỳ làm mẹ bầu cảm thấy đói và rất nhạy cảm với mùi đồ ăn. Mỗi người bị ốm nghén khác nhau, có người cảm thấy dễ buồn nôn khi ngửi thấy mùi tanh, mùi cà phê, mùi dầu mỡ… hoặc ngược lại.
2. Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng
Những triệu chứng của hiện tượng mang thai giả khá giống rối dấu hiệu mang thai thật nên dẫn đến nhầm lẫn. Thông thường, những dấu hiệu biểu hiện như:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Ngực có thể to lên và đôi khi có chút sữa non, thực tế có thể là do rối loạn nội tiết mức độ nhẹ
- Cảm giác thai máy: là những lầm tưởng do tưởng tượng; thật ra đó là các chuyển động của ruột non.
- Bụng to lên giống như đang mang thai.
- Dấu hiệu chuyển dạ: cũng đau bụng từng cơn và xảy ra vào thời điểm được cho là thai đủ tháng.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng trên không thể kết luận chính xác. Chính vì thế , các chị em cần phải thăm khám và siêu âm mới có thể đưa ra chuẩn đoán. Khi cần thiết sẽ làm thêm xét nghiệm máu để đánh giá chính xác.
3. Cách điều trị hiện tượng mang thai giả
Tuy không nguy hiểm nhưng việc lầm tưởng mang thai giả thường xuất phát từ những rối loạn về cảm xúc thần kinh. Chính vì thế, những phụ nữ “mang thai giả” nên đến gặp bác sĩ; hay chuyên viên điều trị tâm lý để được tư vấn. Ngoài ra, chị em cũng nên chia sẽ với người thân; bạn bè để giải tỏa những căng thẳng và áp lực nếu có. Có những trường hợp nặng hơn thì người mang thai giả phải có những liệu trình điều trị tâm lý riêng biệt.
Tốt nhất, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu đó chị em nên đến khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để có kết luận chính xác, tránh cảm giác “hụt hẫng” vì nhầm lẫn.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai uy tín được nhiều chị em tin tượng lựa chọn để chăm sóc thai kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ ZALO: 0342.318.318 để được hướng dẫn.