googleb578e89369db4e48.html

Phân biệt xét nghiệm Non-stress test và xét nghiệm Stress test

04:31 - 27/11/2020 Lượt xem: 1964

Non-stress test và Stress test là hai xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai nhằm xác định thai kỳ nguy cơ cao nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu có sự nhầm lẫn giữa hai xét nghiệm này. 1. Xét nghiệm Non-stress test Là thử nghiệm dựa […]

Non-stress test và Stress test là hai xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai nhằm xác định thai kỳ nguy cơ cao nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu có sự nhầm lẫn giữa hai xét nghiệm này.

1. Xét nghiệm Non-stress test

Là thử nghiệm dựa trên giả thuyết rằng nhịp tim thai trong trường hợp không có nhiễm toan so thiếu oxy mô hay bị ức chế thần kinh sẽ nhất thời tăng đáp ứng với cử động thai.

Cơ sở sinh lý

Thai nhi có chu kỳ thức ngủ trung bình 70-90 phút. Trong giấc ngủ cử động thai mất nhanh và trong thời gian thức, cử động của các chi mình, cử động thai thường đi kèm với sự gia tăng nhịp tim thai.

Cử động thai không có trong các trường hợp:

      • Thai ngủ sâu.
      • Có bất thường nào đó của hệ thần kinh trung ương thai.
      • Sau khi sản phụ dùng thuốc an thần, thuốc ngủ hay uống rượu.
      • Khi thai bị nhiễm toan do thiếu oxy.
      • Thai non tháng thường ít có nhịp tim thai tăng với cử động mắt.

Lưu ý:

Thai < 28 tuần thường không đáp ứng (NST không đáp ứng), ngay cả ở thai 32 tuần mà NST không đáp ứng vẫn có thể là bình thường. Tuy nhiên, NST không đáp ứng ở tuổi thai >32 tuần thì ta cần đánh giá thêm sức khỏe thai nhi bằng các test khác như trắc đồ vật lý (BPP).

2. Xét nghiệm Stress test

Phân biệt xét nghiệm Non-stress test và xét nghiệm stress test

Cơ sở sinh lý

Cơn gò tử cung chèn ép các động mạch xoắn cung cấp máu cho nhau làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, từ đó gây giảm oxy và những chất dinh dưỡng cho thai.

Khi thai có dự trù đầy đủ, sẽ dung nạp được những thay đổi tạm thời, tim thai sẽ không thay đổi hoặc thay đổi không có hại trong cơn gò.

Khi dự trữ giảm, cơn gò sẽ gây ra nhịp giảm muộn qua trung gian một phản xạ áp cảm thụ quan, do vậy nhịp giảm muộn nói lên sự tổn thương thai hoặc bất cứ khi nào lưu lượng máu của nhau thai hay sự cung cấp oxy cho thai bị giảm (ví dụ như: hội chứng hạ huyết áp tư thế ngửa, giảm oxy mẹ hoặc thiếu máu nặng).

Với cơ sở sinh lý như trên, Stress test là thử nghiệm được thực hiện sự trên sự đáp ứng của nhịp tim thai khi có cơn gò tử cung vì tin rằng sự cung cấp oxy cho thai nhi sẽ tạm thời bị giảm khi có cơn gò tư cung, nhằm lượng giá khả năng chịu đựng của thai khi vào chuyển dạ, nghĩa là giá trị Stress test quyết định phương thức sinh của thai kỳ (sinh thường hay sinh mổ). Chính vì vậy mà chỉ thực hiện Stress test khi đã có chỉ định chấm dứt thai kỳ.

Chỉ định

Stress test được làm bất cứ khi nào nghi ngờ thai bị nguy hiểm.

Nếu Stress test âm tính, có thể lập lại mỗi tuần miễn là Stress test vẫn còn âm tính.

Chống chỉ định:

Xét nghiệm này không được thực hiện khi nó có thể gây các hậu quả sau đối với sản phụ:

Vỡ tử cung ở sản phụ có vết mổ cũ, bóc nhân xơ hoặc chỉnh hình tử cung dị dạng.

Sinh non ở sản phụ bị ối vỡ non, dọa sinh non, đa ối, đa thai, đa thai, hở eo tử cung.

Xuất hiện ở sản phụ có nhau tiền đạo, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?